Sự hài lòng trung bình của khách hàng đối với độ tiếp cận

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ active plus của ngân hàng Thương mại Cổ phần QĐ chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh (Trang 70)

Rút trích các biến quan sát: mạng lƣới máy bố trí rộng khắp (DTCAN1); cách bố trí nơi đặt máy ATM hợp lý dể nhận biết (DTCAN2); dịch vụ trên máy thiết kế dể sử dụng (DTCAN3); nơi để xe giao dịch thuận tiện (DTCAN4) thành một biến đại

Từ kết quả phụ lục 30 cho thấy, hệ số KMO đạt 0,72 lớn hơn 0,5 nên việc phân tích các nhân tố trên là thích hợp và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Các biến quan sát đƣợc rút thành một biến tổng với tầng số cộng dồn đạt 60,805% có nghĩa là nhân tố đƣợc rút trích giải thích đƣợc 60,805% biến thiên của các biến quan sát và đạt tiêu chuẩn phƣơng sai trích nhân tố. Vì vậy, ta có thể rút gọn các biến quan sát này lại thành một biến đại diện là “độ tiếp cận” và mã hóa là (DTCAN)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo với biến độ tiếp cận ta đƣợc hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,778 và hệ số tƣơng quan biến – tổng nhƣ sau:

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo độ tiếp cận Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

DTCAN1 11,34 3,401 0,661 0,689

DTCAN2 11,48 3,327 0,605 0,712

DTCAN3 11,78 3,385 0,494 0,774

DTCAN4 11,62 3,306 0,586 0,722

Nguồn: Phụ luc 31

Kết quả kiểm định trên cho thấy, thang đo có độ tin cậy sử dụng đƣợc vì hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,6 (0,778) và mối quan hệ giữa các biến quan sát với biến tổng khá chặt chẽ (các hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3). Nếu loại bỏ một trong ba biến quan sát đi thì hệ số Cronbach‟s Alpha sẽ không cao hơn 0,778 vì vậy ta nên giữ nguyên bốn biến để quan sát.

Sau khi trích đƣợc nhân tố độ tiếp cận, lƣu thành biến mới và tính nhân số của nhân tố bằng phƣơng pháp trung bình cộng của các biến quan sát, tác giả sử dụng biến đại diện này thay cho tập hợp biến gốc để xác định sự hài lòng trung bình đối với độ tiếp cận và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.21. Sự hài lòng trung bình đối với độ tiếp cận Số phiếu khảo sát Giá trị

trung bình Mode Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Ϭ ̅ Hợp lệ Bỏ qua 300 0 3,8517 4.00 0,58913 2,25 5.00 0,153 Nguồn: Phụ lục 32

Từ kết quả thống kê sự hài lòng trung bình của khách hàng đối với biến độ tiếp cận ta thấy sự hài lòng trung bình lớn hơn giá trị trung bình của thang đo (lớn hơn 3). Điều đó có nghĩa là khách hàng hài lòng với độ tiếp cận của ngân hàng hiện có, tuy nhiên mức độ hài lòng là chƣa cao.

Kiểm định mức độ hài lòng trung bình đối với độ tiếp cận của ngân hàng ta đƣợc kết quả:

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định sự hài lòng trung bình đối với độ tiếp cận Test Value = 3.0

t Df Sig. (2-

tailed) Mean Difference

95% Confidence Interval of the Difference

Lower Upper

Độ tiếp cận 25,039 299 0,000 0,85167 0,7847 0,9186

Nguồn: Phụ lục 33

Kết quả kiểm định giá trị trung bình với độ tin cậy 95% đối với thang đo độ tiếp cận, thang đo có mức ý nghĩa nhỏ hơn mức ý nghĩa bằng 0 (Sig < 0,05). Chứng tỏ có sự khác biệt giữa giá trị trung bình của biến độ tiếp cận với giá trị trung bình của thang đo hay khách hàng hài lòng với độ tiếp cận của ngân hàng. Tuy nhiên mức độ hài lòng vẫn thấp và kết quả này có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ active plus của ngân hàng Thương mại Cổ phần QĐ chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)