6. Kết cấu luận văn
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam_ Vietnam Export Import Bank.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam_Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank, gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Trong quá trình hơn 20 năm hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm các NHTMCP có quy mô lớn và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Những năm qua Eximbank không ngừng phát triển và hiện là một trong 3 NHTMCP lớn nhất Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank được thể hiện qua 3 cột mốc quan trọng sau:
Giai đoạn 1990- 1997: đây là giai đoạn Eximbank mới hình thành những nền móng ban đầu cho sự phát triển. Eximbank đã không ngừng phát triển, đến năm 1997 vốn điều lệ đã tăng lên 250 tỷ đồng gấp 5 lần so với khi mới thành lập. Đây là giai đoạn Eximbank phát triển nhanh với quy mô tổng tài sản đạt trung bình trên 50%/năm.
Giai đoạn 1998-2006: đây là giai đoạn củng cố Eximbank. Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ các nước Châu Á và phát sinh những hạn chế trong điều hành, nhất là trong rủi ro tín dụng, đã làm cho Eximbank giảm sút nhanh chóng với dư nợ xấu tăng cao. Để vực dậy Eximbank, Chính phủ đã phê duyệt phương án chấn
chỉnh, củng cố hoạt động Eximbank trong vòng 3 năm như tích cực thu hồi nợ, mua nợ xấu….Đến năm 2005 Eximbank được chính thức ra khỏi kiểm soát đặc biệt, và kết quả là năm 2006 lần đầu tiên kể từ khi rơi vào khó khăn thì lợi nhuận trước thuế đạt được là 359 tỷ đồng, nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 0,85%.
Giai đoạn 2007- 2012: đây là giai đoạn phát triển bền vững của Eximbank. Trong giai đoạn thực hiện chấn chỉnh thì Eximbank đã bị tụt lại rất xa so với NHTMCP khác, không vì thế mà bỏ cuộc Eximbank đã từng bước khẳng định thương hiệu và có bước phát triển đáng kể cho đến nay.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2012) Cuối năm 2012, Eximbank đã có 207 điểm giao dịch gồm có 1 Sở Giao dịch, 1 văn phòng đại diện, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm và 3 điểm giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội. Đến cuối năm 2012, mạng lưới hoạt động của
Eximbank đã hiện diện tại 20 tỉnh, thành trên toàn quốc, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bắt đầu từ năm 2006, sau khi tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, Eximbank đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận. Từ năm 2008 đến năm 2012, Eximbank đã có sự phát triển toàn diện rất ấn tượng. Tất cả các chỉ tiêu về tổng tài sản, huy động vốn, cho vay, lợi nhuận trước thuế đều tăng rất nhanh. Các dịch vụ của Eximbank rất hiện đại, phong phú và bắt kịp nhu cầu của xã hội như dịch vụ quản lý ngân quỹ, đầu tư dự án, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử. Trên thị trường liên ngân hàng, Eximbank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các tổ chức tài chính khác.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại Eximbank giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 48.248 65.448 131.111 183.567 170.156 Vốn điều lệ 7.220 8.800 10.560 12.355 12.355 Huy động vốn 32.331 46.989 70.705 72.777 85.519 Dư nợ tín dụng 21.232 38.580 62.346 74.663 74.922
Lợi nhuận trước thuế 969 1.533 2.378 4.056 2.851
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012)
Huy động vốn.
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư tăng liên tục qua các năm từ 2008-2012. Đạt được kết quả trên là nhờ Eximbank luôn cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn, từng bước giữ ổn định và tăng trưởng nguồn vốn trong từng thời kỳ. Vốn huy động năm 2012 đạt 85.519 tỷ đồng, tăng 12.742 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 18% so với năm 2011 và tăng 53.188 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 165% so với năm 2008. Điều này thể hiện sự tin tưởng của khách hàng khi chọn Eximbank để gửi tiền trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn tại Eximbank giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng .0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 90000.0 2008 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012)
Dư nợ cho vay.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tại Eximbank giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2008 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012) Dư nợ cho vay của Eximbank liên tục tăng qua các năm từ 2008-2012. Dư nợ cho vay năm 2012 đạt 74.922 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2008. Đặc biệt, dư nợ tín dụng tăng vượt bậc vào năm 2010, đạt 62.346 tỷ đồng, tăng 26.488 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 75% so với năm 2009. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2012, chỉ tăng 259 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,35% so với năm 2011, tín dụng tăng chậm do ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế khi nhiều doanh nghiệp hoạt động trì trệ, thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, Eximbank cũng quan tâm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Các hoạt động khác.
Nhiều hoạt động khác do Eximbank cung cấp như hoạt động thẻ, ngân hàng điện tử, đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ giữ hộ tài sản, ngân quỹ, chuyển tiền… cũng đạt những kết quả đáng khích lệ góp phần đem lại lợi nhuận cho Eximbank.
Lợinhuận.
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế tại Eximbank giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2008 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012) Từ năm 2008 đến năm 2012, lợi nhuận Eximbank liên tục tăng qua các năm và tăng khá ấn tượng vào năm 2011. Trong năm 2011, lợi nhuận tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010 và tăng gấp 4,2 lần so với năm 2008. Sang năm 2012 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế giảm 29.7% tương đương 1.205 tỷ đồng so với năm 2011. Kết quả này nhờ sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh luôn đi kèm với việc quan tâm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động. Nhìn chung chất lượng tín dụng của Eximbank nằm trong tầm kiểm soát, các khoản nợ xấu đều có tài sản và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho Eximbank.
2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Nhập khẩu Việt Nam.
Trong thời gian qua, dịch vụ NHBL của Eximbank không ngừng đổi mới và phát triển. Mô hình bán hàng chủ động tiếp tục được nhân rộng với đội ngũ chuyên
viên bán hàng chuyên nghiệp, năng động, bán hàng tận nơi đồng thời đa dạng các kênh bán hàng để Eximbank đến gần khách hàng hơn. Với nỗ lực không ngừng, dịch vụ NHBL của Eximbank trong những năm qua đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều lĩnh vực như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thẻ, chuyển tiền, ngân hàng điện tử …
2.2.1 Dịch vụ huy động vốn.
Eximbank xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt. Do dó, Eximbank luôn chủ động, kịp thời, linh hoạt trong các chính sách huy động vốn, tuân thủ các quy định về lãi suất của NHNN nhưng vẫn đảm bảo lãi suất huy động cạnh tranh phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, Eximbank đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đồng thời kết hợp với việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như tặng thêm lãi suất, bốc thăm trúng thưởng...gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng gửi tiền.
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng vốn huy động từ KHCN và DNVVN tại Eximbank
giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2008 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012) Trong vòng 5 năm từ 2008-2012, huy động vốn từ KHCN và DNVVN tại Eximbank đã tăng gấp 2,7 lần từ 23.590 tỷ đồng vào năm 2008 lên 64.787 tỷ đồng vào năm 2012. Nguồn vốn huy động qua các năm đều đạt tỷ lệ tăng trưởng tốt đặc biệt năm 2009 và 2010 tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là 39% và 38%. Tỷ lệ
vốn huy động từ dịch vụ NHBL so với tổng vốn huy động của toàn hệ thống luôn đạt mức cao, với tỷ lệ thấp nhất là 64% vào năm 2010 và cao nhất là 76% vào năm 2012.
Bảng 2.2: Huy động vốn từ KHCN và DNVVN tại Eximbank giai đoạn 2008- 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng huy động 32.331 46.989 70.705 72.777 85.519 Huy động vốn từ KHCN và DNVVN 23.590 32.781 45.354 54.605 64.787 Tăng trưởng 39 38 20 19 Tỷ lệ 73 70 64 75 76
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012)
2.2.2 Dịch vụ cho vay.
Các sản phẩm tín dụng tại Eximbank rất đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng như cho vay xây, mua nhà; sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tiểu thương; mua phương tiện vận tải, ô tô; cho vay tiêu dùng; cho vay cán bộ nhân viên; du học; cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá. Nhiều sản phẩm có thời gian cho vay hợp lý, lãi suất ưu đãi, có nhiều đặc tính thiết thực như sản phẩm cho vay bất động sản “An cư lạc nghiệp”, “An gia hạnh phúc” được khách hàng quan tâm lựa chọn.
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng cho vay đối với KHCN và DNVVN tại Eximbank giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2008 2009 2010 2011 2012
Trong vòng 5 năm từ 2008-2012, dư nợ cho vay đối với dịch vụ NHBL tại Eximbank đã tăng lên gần 4 lần. Trong đó, dư nợ cho vay trong năm 2009 và 2010 đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 66% và 86%. Năm 2012, dư nợ cũng đạt tỷ lệ tăng trưởng khá với mức tăng 24% tương đương 5.077 tỷ đồng so với năm 2011. Chỉ có trong năm 2011, dư nợ sụt giảm nhẹ so với năm 2010, giảm 4% dư nợ tương ứng mức giảm 772 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay đối với dịch vụ NHBL so với tổng dư nợ toàn hệ thống qua các năm đạt mức khá với tỷ lệ thấp nhất là 29% vào năm 2011 và cao nhất là 36% vào năm 2010.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay đối với KHCN và DNVVN tại Eximbank giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng cho vay 21.232 38.580 62.346 74.663 74.922
Cho vay đối với dịch vụ NHBL 7.171 11.887 22.163 21.391 26.468
Tăng trưởng 66 86 -4 24
Tỷ lệ 34 31 36 29 35
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012)
2.2.3 Dịch vụ chuyển tiền.
Dịch vụ chuyển tiền trong nước đối với hoạt động NHBL.
Eximbank là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán điện tử của NHNN từ năm 1993. Đến nay, Eximbank vẫn luôn là thành viên hoạt động rất sôi nổi trên thị trường liên ngân hàng. Doanh số chuyển tiền trong nước đối với hoạt động NHBL tại Eximbank không ngừng gia tăng qua các năm.
Từ năm 2008 đến năm 2012, doanh số chuyển tiền trong nước đối với hoạt động NHBL liên tục gia tăng, doanh số năm 2012 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2008 và tăng 29% so với năm 2011 tương ứng mức tăng 1.203 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số chuyển tiền trong nước qua các năm đều đạt mức khá và đặc biệt trong năm 2010 đạt tốc độc tăng trưởng cao với tỷ lệ 51,1%.
Bảng 2.4: Doanh số chuyển tiền trong nước đối với hoạt động NHBL tại Eximbank giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: tỷđồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh số 1.818 2.135 3.226 4.165 5.368
Tăng trưởng 17 51 29 29
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012)
Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài đối với hoạt động NHBL.
Trong tình hình thị trường ngoại hối diễn biến không thuận lợi, Eximbank vẫn duy trì được nguồn cung ngoại tệ cho khách hàng chuyển tiền du học, công tác, khám chữa bệnh, định cư...Tổng doanh số chuyển tiền đi nước ngoài đối với hoạt động NHBL trong vòng 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012 liên tục gia tăng, trong năm 2012 đạt hơn 155 triệu đô la Mỹ, tăng 13% tương đương 18 triệu USD so với năm 2011 và tăng 112% tương đương 82 triệu USD so với năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số chuyển tiền nước ngoài qua các năm đều đạt mức khá.
Bảng 2.5: Doanh số chuyển tiền nước ngoài đối với hoạt động NHBL tại Eximbank giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: triệu USD, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Chuyển tiền nước ngoài 73 95 105 137 155
Tăng trưởng 30 11 31 13
Chuyển tiền du học 49 77 85 109 127
Tăng trưởng 59 10 28 17
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012) Với tiêu chí “Nhanh chóng - An toàn – Tiện lợi”, chính sách phí cạnh tranh, quan lệ đại lý rộng khắp thế giới cùng với nhiều năm kinh nghiệm về chuyển tiền du học, doanh số chuyển tiền du học tại Eximbank liên tục tăng trong các năm từ năm 2008 đến năm 2012. Doanh số chuyển tiền du học qua 5 năm từ 2008 đến 2012 đã tăng
gấp 2,6 lần với mức tăng trưởng qua các năm đều đạt mức khá, trong đó năm 2009 tỷ lệ tăng mạnh với mức tăng 59%.
2.2.4 Dịch vụ thẻ.
Dịch vụ thẻ của Eximbank rất đa dạng, phong phú phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng bao gồm thẻ ATM, thẻ Visa debit, thẻ tín dụng. Nhằm gia tăng số lượng thẻ phát hành và quảng bá thương hiệu thẻ Eximbank đến nhiều đối tượng khách hàng, Eximbank tiếp tục phát hành các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu hợp tác với hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm như Maximark, Citimart, điện máy Thiên Hòa, công ty TNHH TM điện tử Dũng Vân và một số trường đại học, trung tâm đào tạo.
Bên cạnh đó, Eximbank đã tích cực triển khai một số dịch vụ mới như thanh toán thẻ quốc tế JCB, thanh toán trực tuyến cho thẻ nội địa V-TOP, liên kết ATM và POS Eximbank với các liên minh Smartlink, VNBC và Banknetvn. Thẻ nội địa của Eximbanh có thể giao dịch được tại hơn 15.000 máy ATM của hầu hết các ngân hàng liên minh Smartlink, VNBC và Banknetvn. Ngoài ra, Eximbank còn nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc cho ra đời thẻ quốc tế dành các đối tượng khách hàng đặc biệt là giáo viên, giảng viên tại các trường đại học, thẻ Eximbank_ Teacher Card, thẻ tích hợp với các trường đại học nhằm gia tăng tối đa thị phần thẻ của Eximbank.
Bảng 2.6: Số lượng thẻ phát hành đối với hoạt động NHBL tại Eximbank giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: thẻ, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số thẻ 199.143 288.587 460.182 835.907 1.153.883
Tăng trưởng 45 60 82 38
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank giai đoạn 2008-2012) Tổng số lượng thẻ phát hành trong vòng 5 năm từ 2008 đến 2012 liên tục tăng