Tình hình tiếp nhận LĐ n-ớc ngoài ở Malaysia

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về đưa và tiếp nhận người lao động việt nam đi làm việc tại malaysia thực trạng và giải pháp (Trang 29)

f) Tăng c-ờng quan hệ ngoại giao, hiểu biết văn hoá giữa các n-ớc trong xu thế hội nhập quốc tế.

1.1.2.2Tình hình tiếp nhận LĐ n-ớc ngoài ở Malaysia

Malaysia bắt đầu sử dụng LĐ n-ớc ngoài từ những năm 1970 của thế kỷ XX và có những thời điểm có khoảng 2 triệu LĐ n-ớc ngoài làm việc tại thị tr-ờng này, chiếm khoảng 8,4% dân số và 20% số l-ợng LĐ toàn quốc. Theo số liệu điều tra Dân số năm 2000 của Malaysia thì 23% dân di c- ở ngoài độ tuổi LĐ (20% d-ới 14 tuổi và 3% quá tuổi về h-u theo quy định của pháp luật LĐ Malaysia) và trình độ LĐ n-ớc ngoài chủ yếu là bậc thấp hoặc bậc trung.

Ng-ời LĐ n-ớc ngoài ở Malaysia trong những thập niên cuối thế kỷ XX chủ yếu từ 05 n-ớc theo đại Hồi: Inđônêsia, Thái Lan, Philippin, Bănglađét và Pakistan, trong đó nhiều nhất là LĐ Inđônêsia (có thời điểm chiếm khoảng 70% tổng số LĐ n-ớc ngoài) làm việc ở các ngành nghề nh-: trồng trọt, đồn điền, xây dựng, dịch vụ giúp việc gia đình…

Ng-ời LĐ Inđônêxia làm việc nhiều trong lĩnh vực trồng trọt và xây dựng; ng-ời LĐ Bangladesh, Việt Nam chủ yếu làm trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo; ng-ời LĐ Philipin làm việc trong nhiều lĩnh vực: sản xuất chế tạo, nông –

lâm – ng- nghiệp, giúp việc gia đình; ng-ời LĐ Thái Lan làm chủ trong lĩnh vực xây dựng và trồng trọt. Nhìn chung ở nhiều thời điểm Malaysia luôn thiếu LĐ nghiêm trọng trong các lĩnh vực sản xuất, nên số LĐ n-ớc ngoài làm việc từ Inđônêxia, Philippin đến hoặc ở lại bất hợp khá lớn, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát của Chính phủ Malaysia.

Lãnh thổ Malaysia gồm 2 phần tách biệt với nhiều Bang khác nhau nh-ng LĐ n-ớc ngoài đến làm việc tại Malaysia chủ yếu ở các Bang lớn và kinh tế phát triển mạnh nh-: Pennisuala, Sabah,. Sarawak(xem Bảng 1.7).

Bảng 1.7: Số l-ợng LĐ n-ớc ngoài làm việc làm việc tại một số Bang của Malaysia.

Năm Pennisuala Sabah Sarawak Tổng số

1997 1.190.437 226.565 54.643 1.471.645 1998 789.684 283.968 54.000 1.127.652 1998 789.684 283.968 54.000 1.127.652 1999 680.846 162.269 54.590 897.705

Nguồn {32}.

Đặc tr-ng của thị tr-ờng Malaysia là sử dụng cả LĐ hợp pháp và bất hợp pháp, và trong những năm 1970 đến 1990 của thế kỷ XX số l-ợng LĐ bất hợp pháp luôn cao hơn số l-ợng LĐ hợp pháp. Số l-ợng LĐ bất hợp pháp lớn, cộng với ý thức kỉ luật không cao (nhất là LĐ Inđônêxia) nên th-ờng xảy ra các hiện t-ợng vi phạm kỉ luật, pháp luật nh-: bỏ trốn, đình công bất hợp pháp, bạo động, đụng độ…

Tiêu biểu là năm 2001 xảy ra vụ trốn trại ở Semenyih, vụ bạo động gây hoả hoạn ở trại Macap Umbu ở bang Malaka (16/10/2001), vụ bạo động gây hoả hoạn ở trại Pekan Neas thuộc bang Johor (4/12/2001) và đầu năm 2002 nổi sự kiện khoảng 450 LĐ Inđônêsia nhà máy dệt Hualon bang Negeri Sembilan đã đụng độ với cảnh sát Malaysia trong cuộc xét nghiệm để phát hiện LĐ có sử dụng ma tuý {32}. Do đó, Chính phủ Malaysia đã phải xem xét, cân nhắc việc tiếp nhận LĐ từ một số n-ớc này. Cụ thể đầu năm 2001 Malaysia đã quyết định tạm thời đóng cửa đối với LĐ Inđônêsia, Myanma, Campuchia và đóng cửa vô thời hạn đối với LĐ Bănglađét (có khoảng 300.000 LĐ ở Malaysia).

Tính hết đến tháng 8 năm 2002 Chính phủ đã buộc 468.000 LĐ nhập c- trái phép rời khỏi Malaysia, trong đó chủ yếu là LĐ Inđônêxia chiếm tới gần 70% {32}. Sau đó dẫn đến tình trạng thiếu LĐ và d-ới sức ép của giới chủ sử dụng LĐ Chính phủ Malaysia lại buộc phải tiếp tục tiếp nhận thêm LĐ n-ớc ngoài, trong đó có LĐ Việt Nam.

Đặc biệt từ cuối năm 2004 nhận thấy rõ những hệ quả tiêu cực của tình trạng LĐ bất hợp pháp Chính phủ Malaysia quyết định trục xuất số LĐ bất hợp pháp này. Kết quả là có khoảng 800.000 LĐ n-ớc ngoài phải về n-ớc và lại gây nên tình trạng thiếu nhân lực ở Maylaysia nghiêm trọng ngay sau đó. Chính vì thế đầu năm 2005 chủ sử dụng LĐ Malaysia lại “cuống cuồng” tuyển LĐ Việt Nam và LĐ các n-ớc khác có thỏa thuận về hợp tác LĐ.

Những biện pháp nhằm “thay thế” LĐ bất hợp pháp bằng LĐ hợp pháp trên cơ sở các Hiệp định, thoả thuận hợp tác LĐ (MOU) của Chính phủ Malaysia đã tạo điều kiện cho LĐ Việt Nam "thâm nhập" vào thị tr-ờng tiềm năng này từ năm 2002. Từ đó đã tạo cơ hội cho LĐ Việt Nam sang làm việc tại Malaysia ngày một lớn để góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân lực của Malaysia.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về đưa và tiếp nhận người lao động việt nam đi làm việc tại malaysia thực trạng và giải pháp (Trang 29)