Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty tnhh hải sản việt hải – hậu giang (Trang 69)

Đánh giá thực hiện công việc là một việc làm rất khó khăn và rất quan trọng, vì nó là cơ sở giúp cho nhà quản trị trả lương, khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật một cách công bằng. Và nó còn giúp cho công ty xác định được những lực lượng lao động nào cần đi đào tạo, những lực lượng lao động nào cần phải phát triển từ đó có thể phát huy tối đa tiềm năng của lao động. Bên cạnh đó nó còn giúp cho cán bộ công nhân viên nhận thức rõ về trách nhiệm, thúc đẩy nổ lực thực hiện công việc tốt hơn thông qua những điều khoản đánh giá hỗ trợ. Ở cuối mỗi tháng các trưởng bộ phận đánh giá thực hiện công việc của cấp dưới của mình thông qua bảng chấm công của từng lao động. Sau khi các trưởng bộ phận đánh giá xong sẽ gửi cho phòng Tổ Chức – Hành Chánh, nhân viên phòng Tổ chức sẽ tổng hợp danh sách các nhân viên lại, xem xét, xác định để thực hiện công tác đào tạo và phát triển, hay thực hiện các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ.

Đây là một công tác tương đối khó, đòi hỏi sự chính xác và công bằng. Qua đánh giá thì sẽ biết rõ năng lực và thành tích của từng người, việc đánh giá được thực hiện đúng mức thì sẽ cải thiện bầu không khí trong công ty. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác này là rất quan trọng.

Các công nhân lao động trực tiếp có thể đánh giá trên chỉ tiêu năng suất, đảm bảo theo đúng tiến trình mà công ty qui định, tiết kiệm vật tư,... nhưng khi đánh giá trên các nhân viên lao động gián tiếp, nhân viên văn phòng sẽ rất khó khăn. Vì không mô tả một cách chi tiết công việc, nên việc đánh giá sẽ dễ mang tính chủ quan và không chính xác.

Việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên có những ưu và khuyết điểm sau:

* Ưu điểm:

- Công ty có phiếu đánh giá rõ ràng, các chi tiết đánh giá hợp lý. - Thời gian đánh giá thường xuyên (1 tháng 1 lần) rất tốt.

- Đánh giá công việc tốt như vậy nhân viên có cơ hội trong thăng tiến, khen thưởng, ngoài ra công việc của nhân viên được cải thiện nhìn nhận ra ưu, khuyết điểm trong quá trình làm việc của mình, từ đó nhân viên biết cách khắc phục các khuyết điểm và phát huy thế mạnh của mình trong công ty.

* Khuyết điểm:

- Nhằm đảm bảo tính công bằng, kết quả này nên được kiểm tra trên thực tế để tránh tình trạng các cấp quản lý không thực hiện tốt các bước đánh giá.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty tnhh hải sản việt hải – hậu giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)