Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng khá lớn tới sự duy trì và phát triển của công ty trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong thời điểm công ty đang tiến hành cải tổ, bổ sung và nâng cấp dây chuyền máy móc trang thiết bị hiện đại. Trong những năm qua công ty không ngừng hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong quá trình làm việc, CB – CNV thường xuyên được nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn, phòng cháy chữa cháy, tác phong làm việc chuyên nghiệp của mình thông qua sự hướng dẫn, huấn luyện của các cán bộ quản lý trực tiếp và được để cử tham gia dự các khóa đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài.
Công tác đào tào và phát triển nguồn nhân lực trong công ty dựa trên chiến lược kinh doanh và mục tiêu mà công ty đã đề ra hàng năm. Cơ sở đánh giá dựa trên các tiêu chí như: kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng, mức đóng góp cho lao động công ty,... Sau khi đã đánh giá, sàn lọc phòng Tổ Chức – Hành Chánh sẽ tổng hợp và phân bổ xuống các phòng ban thực hiện.
4.2.4.1. Tình hình đạo tạo và phát triển nhân lực
Hàng năm công ty còn tổ chức đào tạo các khóa huấn luyện về các tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP, SA 8000,... và các vấn đề về trách nhiệm xã hội như: An ninh nhà máy, an toàn lao động, HIV – AIDS, môi trường, an toàn hóa chất, kiểm soát động vật gây hại, đào tạo người lao động mới được tuyển vào công ty,... được các đơn vị Phòng Tổ chức – Hành Chánh, Phòng Công nghệ, Ban quản Đốc và các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đào tạo, nhằm giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công ty và tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề trong công việc của mình nhằm góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty.
Bảng 4.6: Bảng đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của công ty năm 2011 - 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng Người 1.350 1.368 1.301 1.299 Thời gian Tháng 3 3 5 3 Chi phí Triệu đồng 26,271 36,353 131,536 94,890
Kết quả đạt được Người 1.345 1.364 1.301 1.299
Kết quả đào tạo lại Người 5 4 0 0
Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh
Trong thời gian qua số lượng lao động được đào tạo tương đối ổn định. Năm 2011, có 1.350 lao động được đào tạo trong thời gian khoảng 3 tháng từ ngày 7/1/2011 đến ngày 30/3/2011 với tổng chi phí là 26,271 triệu đồng, kết quả đạt được là 1.345 lao động đạt hiệu quả 5 lao động không đạt và được đào tạo lại, sau khi đào tạo lại thì tất cả đều đạt. Năm 2012, công ty đã thực hiện đào tạo 1.368 người trong thời gian 3 tháng từ ngày 2/1/2012 đến ngày 30/3/2012 với tổng chi phí là 36,353 triệu đồng, với 1.364 người đạt hiệu quả và 4 người đạt hiệu quả sau khi được đào tạo lại. Năm 2013 và năm 2014 công ty đều đạt được kết quả tốt trong công tác đào tạo điển hình là không có lao động nào không đạt hiệu quả và đưa đi đào tạo lại. Để có thể sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, trong những năm qua công ty đã đầu tư khá lớn vào công tác đào tạo và phát triển là ở các công nhân.
* Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN HỒ SƠ
- PTC-HC - P/B
- Phiếu yêu cầu đào tạo: BM.01/QT-HT-06B. - Kế hoạch đào tạo: BM.02/QT-HT-06B.
- Qui định về tái đào tạo: QĐ.01/QT-HT-06B - BGĐ - Kế hoạch đào tạo được xem xét và phê duyệt.
- PTC-HC - P/B
- Tài liệu huấn luyện. - Danh sách học viên: BM.03/QT-HT-06B. - Kết quả đào tạo. - PTC-HC - Đánh giá hiệu quả đòa
tạo: BM.04/QT-HT- 06B.
- PTC-HC - Báo cáo
- PTC-HC - Hồ sơ đào tạo
Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh
Hình 4.6 Qui trình đào tạo của công ty TNHH Hải Sản Việt Hải * Nội dung của qui trình đào tạo
Bước 1: Lập kế hoạch đào tạo:
Xác định nhu cầu đào tạo trước mắt, lâu dài của Công ty. Phòng Tổ Chức – Hành Chánh tập hợp nhiều phiếu yêu cầu của Phòng/Ban để lập kế hoạch đào tạo lại (tại công ty hoặc bên ngoài) và đào tạo công nhân mới.
Bước 2: Xem xét và phê duyệt: Kế hoạch đào tạo được trình lên Ban Lập kế hoạch đào tạo
Xem xét – phê duyệt
Thực hiện chương trình
đào tạo
Đánh giá, phân loại kết quảđào tạo
Báo cáo kết quả đào tạo
Giám Đốc xem xét và phê duyệt.
Bước 3: Thực hiện chương trình đào tạo:
- Đào tạo nội bộ: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh chuẩn bị cơ sở vật chất, danh sách nhân sự, Phòng Công Nghệ phụ trách nội dung đào tạo.
- Đào tạo bên ngoài: Mời cơ quan có chức năng đào tạo tại Công ty hoặc cử nhân viên dự các lớp bên ngoài khi có yêu cầu.
Bước 4: Đánh giá và phân loại kết quả đào tạo:
- Kết quả huấn luyện đầu vào có kết quả yếu kém sẽ không được nhận vào Công ty.
- Đào tạo lại có kết quả không đạt thì chuyển công tác khác hay thanh lý hợp đồng lao động.
Bước 5: Báo cáo kết quả đào tạo:
Phòng Tổ Chức – Hành Chánh báo cáo kết quả đào tạo đến Ban Giám Đốc.
Bước 6: Lưu hồ sơ:
Các hồ sơ đào tạo bên ngoài như văn bằng, chứng nhận bản sao,... được phòng Tổ Chức – Hành Chính lưu trữ.
- Phiếu yêu cầu đào tạo: BM.01/QT-HT-06B
- Kế hoạch đào tạo: BM.02/QT-HT-06B
- Danh sách học viên: BM.03/QT-HT-06B
- Đánh giá hiệu quả đào tạo: BM.04/QT-HT-06B - Câu hỏi cuối buổi huấn luyện: BM.05/QT-HT-06B - Qui định (v/v tái đào tạo công nhân): QĐ.01/QT-HT-06B
- Tổng kết, đánh giá nội dung huấn luyện và phương pháp giảng dạy: KH.02/QT-HT-06B
Các hồ sơ thuộc QT-HT-06B được lưu trữ trong vòng 3 năm.
Trong những năm qua Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải đã xem con người là tài sản quý giá cho nên để nhân viên làm việc tốt, công ty đã rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nhân lực.
* Ưu điểm:
- Quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên mới, đồng thời cũng giúp cho nhân viên cũ nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn.
- Đào tạo cho tất cả mọi người trong công ty từ công nhân đến các cấp quản lý.
* Nhược điểm:
- Chất lượng đào tạo bên trong chưa cao, chưa phát huy được tính sáng tạo của nhân viên.
- Công ty chưa có phòng đầy đủ trang bị như lớp học, bàn ghế, máy chiếu,...
- Công ty đã có kế hoạch nhưng hình thức áp dụng chưa triệt để
4.2.4.2. Mục đích đạo tạo và phát triển nhân lực
Quy định cách thức nhân sự nhằm nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện tại và kế hoạch phát triển của công ty. Được áp dụng cho toàn thể cán bộ - công nhân viên do Phòng Tổ Chức – Hành Chánh quản lý.
Đào tạo hướng dẫn công việc, cung cấp thông tin, kiến thức, chỉ dẫn cho nhân viên mới, giúp nhân viên mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc. Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của công việc, hoặc khi nhân viên thực hiện công việc mới.
Tránh tình trạng quản lý lỗi thời, giúp các nhà quản trị không ngừng trao dồi các phương pháp quản lý tiên tiến phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh cũng như môi trường doanh nghiệp. Bồi dưỡng kịp thời và thường xuyên năng lực làm việc của tất cả thành viên trong công ty nhằm giúp cho công ty tăng nâng suất lao động trong sản xuất kinh doanh của công ty.
4.2.4.3. Hình thức đạo tạo và phát triển nhân lực
Hiện tại, công ty có hai hình thức huấn luyện là: huấn luyện bên ngoài và huấn luyện bên trong.
Huấn luyện bên ngoài: công ty thực hiện các khóa đào tạo nâng cao nhưng kết hợp với các tổ chức chuyên nghiệp ngoài doanh nghiệp, thường là đối với các nhân viên quản lý, lực lượng lao động chủ chốt, trực tiếp điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nên cần phải bổ sung nâng cao trình độ chuyên môn.
Với nội dung an toàn lao động, sơ cấp cứu công ty đã đưa đi đào tạo 70 lao động thuộc các phòng ban cấp quản lý các xưởng với thời gian đào tạo là từ 6/2013 đến 12/2014 tại Trung tâm sức khỏe bảo vệ môi trường, Thành Phố Cần Thơ. Huấn luyện về PCCC công ty đã đưa 80 lao động của các phòng ban, cấp quản lý các xưởng đến đơn vị Cảnh sát PCCC tỉnh Hậu Giang huấn luyện trong thời gian 18 tháng. Huấn luyện về quản lý trại tôm (BAP) với 10 nhân viên thuộc Phòng Tổ Chức – Hành Chánh được đưa đi huấn luyện tại tổ chức tư vấn Kim Delta với hình thức tập trung nhằm giúp cho nhân viên của công ty hiểu rõ hơn về cách thức quản lý và các an toàn về lao động, sơ cấp cứu,...
Kết quả mang lại từ công tác đào tạo trên là rất khả quan. Theo đánh giá của Ban lãnh đạo công ty các nhân viên có tiến bộ khá rõ rệt sau khi đào tạo và có thể đáp ứng được cơ bản hoàn toàn tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Bên cạnh đó các chính sách còn được các cán bộ nhân viên hưởng ứng, bởi công ty còn đặc biệt quan tâm đến việc đề bạt, căn nhắc, tạo cơ hội thăng tiến cho các cán bộ công nhân viên có thành tích và biểu hiện tốt đó cũng là động cơ giúp cho
các cán bộ công nhân viên có động lực phấn đấu đạt hiệu quả cao trong công việc (xem phụ lục 3).
Huấn luyện bên trong: đây là hình thức huấn luyện tập trung tại chỗ, ở đây các lực lượng lao động trực tiếp được huấn luyện các vấn đề về trách nhiệm xã hội (SA 8000:2008), chính sách chất lượng, các tiêu chuẩn về chất lượng, nội qui lao động, nội qui của công ty, các chính sách môi trường, nhận thức về HIV/AIDS,... với số lượng 1.400 công nhân tại tất cả các xưởng, các tổ phụ trách, kho quản lý thành phẩm trong công ty được huấn luyện trong vòng 2 tháng dưới sự huấn luyện của ban huấn luyện công ty. Ngoài các huấn luyện về trách nhiệm xã hội trên, công ty còn tổ chức các khóa đào tạo cơ bản áp dụng cho các CB –CNV mới được tuyển vào doanh nghiệp. Công ty sẽ cử một cán bộ có nhiều kinh nghiệm làm việc truyền đạt, hướng dẫn lại cho nhân viên mới những thông tin, kiến thức liên quan đến công việc, cách vận hành máy móc, trang thiết bị,... thực hiện đào tạo trong nhóm: trình bày, hội họp thường xuyên với các xưởng hàng tháng,.... để không ngừng trao đổi kinh nghiệm, tay nghề giữa các nhân viên cùng bộ phận. Thay đổi vị trí làm việc: thuyên chuyển nhân viên theo chiều ngang dọc: thay đổi xưởng, thay đổi ca,.... việc thay đổi này nhằm mục đích tăng cường các kỹ năng, kiến thức cho nhân viên, tăng kinh nghiệm, tạo cơ hội cho họ thử sức tại các vị trí khác nhau, từ đó lãnh đạo có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của nhân viên đồng thời giảm sự buồn tẻ trong công việc (xem phụ lục 3).
Bảng 4.7: Chi phí đào tạo và phát triển của công ty từ năm 2011 – 2014
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Nguồn đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Bên ngoài công ty 12.128 25.197 39.080 52.875
Nội bộ công ty 14.144 11.156 92.456 42.015
Tổng cộng 26.272 36.353 131.536 94.890
Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh
Qua bảng 4.7 nhìn chung chi phí đào tạo và phát triển của công ty đều tăng qua các năm. Với năm 2012 có tổng chi phí la 36,353 triệu đồng cao hơn năm 2011 gần 10 triệu đồng trong đó chi phí đào tạo bên ngoài chiếm khá cao 25,197 triệu đồng với tỷ lệ là 61,31% sang năm 2013 thì chi phí cho công tác đào tạo và phát triển tăng cao với tổng số tiền là 131,536 triệu đồng vì trong thời gian nay công ty tuyển khá nhiều lao động nên việc tốn nhiều chi phí cho công tác đào tạo là chuyện thường tình. Nhưng đến năm 2014 thì chỉ có 94,890 triều đồng vì ở đây công ty chỉ tính tới tháng 9/2014 nên trong thời gian tới chi phí cho việc đào tạo sẽ còn tăng. Công ty mở khá nhiều chương trình đào tạo cho cán bộ lãnh đạo tham gia các lớp quản lý,... bên cạnh đó, do chi phí đào tạo nhân viên mới khá cao cũng là một phần lý do làm cho chi phí của công ty cao như vậy.