Số lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty tnhh hải sản việt hải – hậu giang (Trang 47)

Là một trong những công ty lâu đời và đứng đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu kinh doanh chế biến thủy sản ở tỉnh Hậu Giang. Được thành lập vào năm 1999, công ty TNHH Hải Sản Việt Hải đã và đang không ngừng phát triển thế mạnh của mình là chế biến thủy hải sản từ các loại tôm đông lạnh. Do là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hải sản lớn nhất nhì tỉnh Hậu Giang nên công ty có một lực lượng lao động khá lớn và biến đổi tương đối phức tạp.

1.614 1.556 1.432 1.585 1.300 1.350 1.400 1.450 1.500 1.550 1.600 1.650 2011 2012 2013 2014 Năm Người Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh

Hình 4.1 Lực lượng lao động của công ty từ năm 2011 đến nay

Tổng số lao động trong công ty có nhiều biến động. Năm 2012, giảm từ 1.614 lao động xuống còn 1.556 lao động giảm 58 lao động tỷ lệ giảm 3,59%, đến năm 2013 vẫn liên tục giảm mạnh hơn năm trước giảm 124 lao động tỷ lệ giảm 7,97% và đến cuối tháng 8 năm 2014 thì lượng lao động tăng 1.585 tương ứng tăng 153 lao động với tỷ lệ 10,68% so với năm 2013. Nguyên nhân làm cho lượng lao động giảm mạnh là do nguyên nhân trực tiếp từ người lao động, những vấn đề phát sinh từ các đơn vị trực thuộc, một phần khác là do công ty chia ra 2 ca làm việc là ngày và đêm một phần là do công nhân không chịu được áp lực công việc và tình trạng sức khỏe của công nhân không đủ để tiếp nhận công việc. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nền kinh tế vĩ mô và một số yếu tố khách quan. Tỷ lệ nghỉ việc cao hơn tỷ lệ được tuyển vào điều này sẽ được làm rõ hơn trong phần tuyển dụng. Hiện trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng góp phần không nhỏ trong việc cắt giảm lao động vì nếu số lượng lao động khá đông mà lượng hợp đồng hàng xuất khẩu đột ngột giảm mạnh thì sẽ dẫn đến dư thừa nguồn nhân lực ảnh hưởng

đến doanh số của công ty nên bắt buộc công ty phải cho công nhân nghỉ việc tạm thời để cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, vấn đề xin nghỉ việc để hưởng các chính sách của công ty và các loại bảo hiểm, nghỉ hậu sản, nghỉ do ốm đau bệnh tật, do tai nạn,... cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm nhân sự trong năm. Ngoài ra công ty còn trang bị thêm các máy mọc thiết bị tự động trong dây chuyền sản xuất đây cũng là nguyên nhân gây ra biến động lao động trong công ty. Điều này sẽ được làm rõ trong tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty dưới đây:

Bảng 4.1: Tổng số lao động của công ty theo loại hình lao động từ năm 2011 – 2013, 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1.Lao động trc tiếp SX 1.399 86,68 1.344 86,38 1.224 85,47 1.375 86,75 - Quản lý/giám sát 98 6,07 84 5,40 82 5,73 87 5,49 - Công nhân 1.301 80,61 1.260 80,98 1.142 79,74 1.288 81,26 2.Lao động gián tiếp SX 215 13,32 212 13,62 208 14,53 210 13,25 - Lãnh đạo/ quản lý công ty (từ phó phòng trở lên) 37 2,29 32 2,06 33 2,30 33 2,08 - Nhân viên văn phòng 109 6,75 113 7,26 105 7,33 107 6,75 - Tổ/kho 69 4,28 67 4,30 70 4,90 70 4,42 Tổng cộng 1.614 100 1.556 100 1.432 100 1.585 100 Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh

Qua bảng 4.1 phản ánh rõ hơn về lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp bao gồm số công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và ban điều hành các xưởng sản xuất, còn lao động gián tiếp gồm ban giám đốc, nhân viên văn phòng, các tổ/kho như: tổ bảo vệ, tổ giặt ủi, nhà ăn, kho vật tư, kho TP (điều hành), công nhân bốc xếp,... Nhìn chung, lực lượng lao động trực tiếp sản xuất chiếm tỉ lệ khá cao trong thành phần lao động của công ty, tỷ lệ giữa lao động trực tiếp sản xuất so với lao động gián tiếp luôn chiếm trên 85% số lao động của toàn công ty qua các năm. Điều này hoàn toàn hợp lý với một công ty chuyên sản xuất chế biến thủy sản.

Ta thấy lao động trực tiếp sản xuất liên tục giảm qua các năm. Năm 2011, lượng lao động trực tiếp sản xuất là 1.399 lao động đến năm 2012 thì giảm còn 1.344 lao động, năm 2013 thì tiếp tục giảm nhiều hơn năm 2012 là 1.224 lao động giảm 120 lao động. Như đã nói, nguyên nhân là do công ty cắt giảm nhân sự và công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất tự động vào các nhà máy nên lượng công nhân tham gia trực tiếp sản xuất được giảm bớt trong năm 2012 từ 1.399 còn 1.344 giảm 55 công nhân chiếm 94,83% so với tổng số lao động giảm trong cả công ty, bước qua năm 2013 giảm từ 1.344 xuống còn 1.224 lao động giảm 120 lao động chiếm 96,77% so với tổng số lao động giảm trong cả công ty đó là do việc cắt giảm nhân sự và tự nghỉ việc của người lao động. Bên cạnh đó, tỷ lệ nghỉ việc hàng năm lại cao hơn tỷ lệ lao động được tuyển vào, điển hình là vào năm 2011 số lao động được tuyển vào là 1.214 lao động nhưng số lao động nghỉ việc lên đến 1.278 lao động. Năm 2012 số lao động được tuyển vào là 850 lao động còn số lao động nghỉ việc lại là 903 lao động. Tương tư, năm 2013 số lao động tuyển vào là 665 lao động nhưng số nghỉ việc lên đến 745 lao động. Đến năm 2014 tính đến thời điểm hiện nay thì lượng lao động gia tăng lên đến 1.585 lao động trong đó lao động trực tiếp sản xuất chiếm 1.375 lao động tương đương với tỷ lệ 86,75%, vì chưa hết năm nên con số này chỉ là lượng lao động tạm thời nên không có gì đáng nói.

Trong khi đó lượng lao động gián tiếp không có nhiều biến đổi qua các năm. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, lực lượng trong ban lãnh đạo của công ty đã điều hành khá tốt toàn tổ chức, áp dụng các chính sách chiến lược hợp lý để có thể giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn và luôn giữ mức tăng trưởng cao. Nhận được sự ủng hộ của Ban Giám Đốc và toàn thể CB – CNV nên phần lớn bộ máy lãnh đạo đều được giữ nguyên không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, có một số nhân viên lãnh đạo phục vụ cho công ty trong những ngày đầu thành lập công ty đã lớn tuổi nghỉ hưu nên có sự thay đổi về số lượng ban lãnh đạo.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty tnhh hải sản việt hải – hậu giang (Trang 47)