Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc (KPI)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty tnhh hải sản việt hải – hậu giang (Trang 26)

Theo Nguyễn Tuân (2014), Hoạt động quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động khác nhau và có vai trò quan trọng ngang nhau, bởi bất kỳ một giai đoạn, một hoạt động nào trong chuỗi chu trình quản trị nguồn nhân lực gặp phải vấn đề rắc rối, cũng có thể mang những hậu quả cho doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói từng hoạt động quản trị đều cần phải được theo dõi chặt chẽ, nghiêm túc, đòi hỏi cần có những chỉ số đo lường riêng, thích hợp và hiệu quả. Khi áp dụng KPI, nhiều tổ chức cho rằng, chỉ cần có nhiều các chỉ số đo lường. Tuy nhiên cái tên KPI – Key Performance Indicators, đã cho thấy KPI là những chỉ số đánh giá đóng vai trò quan trọng, là “chìa khoá” cho mọi vấn đề trong quá trình quản trị. Vì thế việc chọn thật nhiều chỉ số đo lường là một sai lầm. Điều quan trọng khi xây dựng các chỉ số cho một tổ chức, một bộ phận, một cá nhân nào đó là lựa chọn được những KPI tiêu biểu và chính xác nhất. Mỗi hoạt động có thể chỉ cần có từ ba đến bốn chỉ số, tuy nhiên nếu biết lựa chọn và xây dựng tốt, đó vẫn là những kim chỉ nam cho hoạt động của tổ chức. Do bị giới hạn về thông tin nên các chỉ tiêu này không được phân tích rõ ràng. Do đó nội dung đề tài này chọn lọc 4 chỉ số đo lường để đánh giá kết quả hoạt động nhân sự hay còn gọi là chỉ số KPI để đưa ra nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác đánh giá hoạt động nhân sự của công ty.

- KPI đánh giá về chếđộ lương

Mức thu nhập trung bình = Tổng thu nhập/ tổng nhân viên (2.1) Mức thu nhập giờ công trung bình = thu nhập trung bình/ số giờ làm

việc (2.2)

Mức thu nhập theo chức danh = Tổng thu thập/tổng nhân viên có chức

danh đó (2.3)

Tỷ lệ chi phí lương = Tổng chi phí lương/ doanh số (2.4) - KPI về tuyển dụng

Tổng số hồ sơ xin việc/ đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh) (2.5) Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu=Số ứng viên đạt yêu cầu/tổng số ứng viên(2.6) Chỉ số đo lường hiệu suất trong việc quảng cáo tuyển dụng = Tổng chi

phí/ tổng số hồ sơ xin việc (2.7)

Thời gian để tuyển nhân viên: Chỉ số thời gian tuyển dụng là số thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến khi nhận được nhân sự: ví dụ: 21 ngày

Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng = Chỉ số chi phí trung bình/hồ sơ- Tổng số tiền kênh quảng cáo/tổng số hồ sơ xin việc nhận được từ kênh đó. (2.8)

- KPI về an toàn lao động

Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động: Đo lường bằng số tai nạn lao động trong tháng của mỗi bộ phận sản xuất.

Tỷ lệ thời gian mất mát do thời gian lao động = Tổng thời gian mất mát của tất cả các chức danh liên quan đến một tai nạn lao động (2.9)

Tỷ lệ chi phí mất do an toàn lao động = Số sản phẩm bị mất * đơn giá +

chi phí xử lý an toàn lao động. (2.10)

Thời gian huấn luyện an toàn lao động - KPI vềđào tạo

Tổng số giờ huấn luyện/nhân viên = tổng số giờ huấn luyện trong một

đơn vị/ chức danh (2.11)

Chi phí huấn luyện trung bình = Tổng chi phí/ tổng nhân viên trong

doanh nghiệp (2.12)

Tỷ lệ nhân viên được đào tạo = số nhân viên được đào tạo / Tổng số nhân

viên cần đào tạo (2.13)

(Áp dụng cho cùng một chức danh và lĩnh vực đào tạo nào đó)

Hiệu quả đào tạo = Tỷ lệ nhân viên áp dụng sau đào tạo/ tổng số nhân

viên được đào tạo. (2.14)

Các chỉ số đánh giá này sẽ được nêu rõ trong phần phương pháp phân tích số liệu. Trên đây chỉ một số công thức cơ bản trong việc xây dựng KPI. Tuy nhiên chỉ số KPI áp dụng tại công ty này đôi khi không phù hợp tại công ty kia bởi tính đặc thù, năng lực nhận thức và cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Việc áp dụng máy móc BSC & KPI không qua đào tạo và nâng cao hiểu biết có thể dẫn đến việc lãng phí nguồn lực và hiệu quả không như mong muốn.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty tnhh hải sản việt hải – hậu giang (Trang 26)