1.2.5.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
"Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin hành vi, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức" [34,tr.172].
Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được GD.
GDĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với GD chính trị tư tưởng vì GD chính trị tư tưởng có tác dụng xây dựng cơ sở thế giới quan Mác-Lênin và định hướng chính trị xã hội theo quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản, cho ý thức và hành động đạo đức.
GDĐĐ còn gắn bó chặt chẽ với việc GD pháp luật. Giáo dục pháp luật có nhiệm vụ giới thiệu cho người học các chuẩn mực về Luật pháp của Nhà nước, các quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam, do đó có tác dụng củng cố phương thức luận cứ các chuẩn mực đạo đức và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức.
1.2.5.2. Mục tiêu của giáo dục đạo đức.
Giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội và phồn vinh của đất nước. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.
1.2.5.3. Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận cực kỳ quan trọng của quá trình sư phạm. Để giáo dục những phẩm chất đạo đức, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề nhằm giúp người được GD có ý thức về phẩm chất đó, có thái độ đúng đắn tích cực và có thói quen, hành vi tương ứng. GDĐĐ có nhiệm vụ:
Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục ý thức đạo đức là cung cấp cho người
được giáo dục những tri thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trên cơ sở đó giúp họ hình thành niềm tin đạo đức.
Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức: Giáo dục tình cảm đạo đức là khơi dậy
ở người được giáo dục những rung động, xúc cảm đối với hiện thực xung quanh, biết yêu, ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể.
Giáo dục hành vi thói quen đạo đức: Giáo dục hành vi thói quen đạo đức là
một quá trình tổ chức luyện tập, rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành phẩm chất của nhân cách và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.