KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 113)

1. Kết luận

Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước ta hiện nay đòi hỏi có một nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng trở lên cấp thiết, điều đó là một thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục nước nhà. Học sinh THPT chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước. Nhiệm vụ giáo dục các em trở thành những công dân gương mẫu, có đầy đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm không chỉ của riêng ngành giáo dục hay riêng một nhà trường, mà còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Các em không những được trang bị các kỹ năng cơ bản, được phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, mà còn hình thành được nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân để sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Để đào ta ̣o được những công dân Việt Nam mới có đủ phẩm chất như vâ ̣y , mô ̣t vấn đề vô cùng quan tro ̣ng là xây dựng được con người Việt Nam “Hồng thắm chuyên sâu”; do đó công tác giáo du ̣c đa ̣o đức được đă ̣t ra như yêu cầu tất yếu đối với thanh niên nói chung và thanh niên trong nhà trường nói riêng.

Qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS tại trường THPT Nguyễn Khuyến, tác giả nhận thấy nhà trường đã tiến hành quản lý và GDĐĐ cho HS bằng nhiều biện pháp, dưới nhiều hình thức giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả GDĐĐ cho HS còn chưa đạt được yêu cầu như mong muốn, còn xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý hoạt động GDĐĐ, chưa đáp ứng được kịp thời với yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Từ đây, luận văn đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế và góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia

hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Biện pháp 3: Xây dựng lực lượng trợ lý thanh niên làm nòng cốt trong các

hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh trong tháng thanh niên.

Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động giáo

dục đạo đức cho HS.

Biện pháp 6: Phối hợp với chương trình hành động của huyện đoàn giáo dục

đạo đức cho HS.

Biện pháp 7: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo

đức học sinh THPT

Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ được đề xuất đã bám sát các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, có ý nghĩa về mặt lý luận đồng thời mang tính thực tiễn cao . Nó đã giải quyết được một số mặt còn hạn chế trong GDĐĐ ở nhà trường, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng những đòi hỏi cần thiết của giáo dục trong nhà trường THPT hiện nay. Kết quả nghiên cứu từ luâ ̣n văn này hoàn toàn có thể triển khai ứng du ̣ng ta ̣i các trường THPT nó i chung, đặc biê ̣t sẽ có tác du ̣ng cao trong các nhà trường có hoàn cảnh tương tự trường THPT Nguyễn Khuyến.

Tác giả mong muốn đề tài sẽ nhận được sự đóng góp chân thành, đầy trách nhiệm của các Thầy giáo, Cô giáo cũng như các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn về lý luận và có thể áp dụng hiệu quả trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)