- Hiệu quả của công tác quản lí hoạt động GDĐĐ ở trường THPT phụ thuộc nhiều vào yếu tố quản lí của Hiệu trưởng. Nếu người Hiệu trưởng có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lí tốt thì quy trình QL nhà trường trong đó quản lý công tác GDĐĐ sẽ được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả và ngược lại.
- Phương pháp, biện pháp quản lí của Hiệu trưởng cũng ảnh hưởng đến việc quản lý công tác GDĐĐ. Người Hiệu trưởng có những phương pháp, biện pháp phù hợp tác động đến GV và HS thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy trong công tác quản lí của Hiệu trưởng cần phải có những phương pháp quản lí phù hợp. - Hiệu trưởng nhà trường có kinh nghiệm, am hiểu và yêu thích công tác Đoàn thì rất nhiệt tình trong công tác phối hợp và tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn hoạt động. Còn ngược lại thì tổ chức Đoàn rất khó khăn trong hoạt động, và như vậy thì việc quản lý công tác GDĐĐ sẽ không thành công.
- Bí thư Đoàn trường THPT hiện nay hầu hết là giáo viên kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên nên việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Đoàn chưa theo khoa học bài bản mà chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu vì vậy chất lượng hoạt động chưa cao. Mặt khác, đội ngũ bí thư chi đoàn là học sinh không có kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thời gian tham gia hoạt động ít do phải tập trung vào việc học văn hoá nên chất lượng hoạt động tại chi đoàn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tiểu kết chƣơng 1
Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người thì sự hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề cốt lõi cơ bản. Đạo đức, đặc biệt là ở đối tượng HS THPT không phải hình thành một cách tự nhiên mà phải thông qua quá trình GD. Có thể khẳng định rằng GDĐĐ là 1 hoạt động có mục đích, vì vậy mọi nội dung, mọi hình thức tổ chức QTGDĐĐ, mọi hoạt động GDĐĐ đều phải nhằm tới đạt được những mục tiêu cụ thể. Trong tổ chức mọi hoạt động cho học sinh, các nhà sư phạm phải tự đặt ra câu hỏi: hoạt động này vì mục đích gì? Đem lại lợi ích gì trước mắt và lâu dài? Hiệu quả của hoạt động này sẽ dẫn tới đâu? Trả lời câu hỏi ấy chính là việc đặt mục đích cho hoạt động giáo dục đạo đức. Câu hỏi và trả lời cần được cân nhắc kỹ trước khi tiến hành các hoạt động giáo dục đạo đức.
Để QTGDĐĐ đạt kết quả tối ưu, nhà giáo dục mà trước hết là các nhà QLGD phải biết tổ chức, điều khiển và phối hợp một cách đồng bộ và có định hướng các tác động chủ quan, khách quan đối với QTGDĐĐ, nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa và đẩy lùi các ảnh hưởng tiêu cực trên cơ sở phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh. Hay nói cách khác, do tính phức tạp của QTGDĐĐ đòi hỏi nhà giáo dục và người được giáo dục phải tăng cường tính kiểm soát đối với QTGDĐĐ. Không có phương pháp, biện pháp giáo dục đạo đức nào chung cho tất cả mọi đối tượng giáo dục; các nhà giáo dục cần phải nắm được đặc điểm của đối tượng giáo dục để tìm ra phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp.
CHƢƠNG 2