Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng phát triển công tác đoàn ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 83)

hướng phát triển công tác đoàn ở trường THPT.

Bất cứ tổ chức nào, hoạt động nào muốn hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu chung thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động một cách cụ thể mang tầm chiến lược. Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình QL, vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức, tiềm năng, những khả năng sẵn có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung, các biện pháp chỉ đạo phù hợp với thực tiễn của đơn vị.

Việc lập kế hoạch tổ chức phối hợp hoạt động giữa tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường cần phải có một kế hoạch chung thống nhất. Đó là những công việc của một tuần, một tháng, một học kỳ, một năm hay có thể là một giai đoạn cho một hoạt động giáo dục. Những công việc đó có liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo ra sự hỗ trợ cho nhau, làm tăng thêm sức mạnh GD của các hoạt động GD. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động GD, nhà trường cần tính đến những

công việc GD có liên quan giữa hoạt động của nhà trường với hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường.

Việc xây dựng chương trình kế hoạch cần đề cập đến cách thức, biện pháp tiến hành. Nội dung công việc thường có biện pháp thi hành kèm theo. Đó là một hệ thống các biện pháp, từ những biện pháp tổng quát đến những biện pháp cụ thể gắn với con người tương ứng nhằm giải quyết nội dung công việc đã dự định.

Biện pháp này cần nhấn mạnh vai trò của nhà trường: không những phải thực hiện công tác GDĐĐ như một nhiệm vụ chuyên môn mà đồng thời còn phải thực hiện chủ động các hoạt động tham mưu với UBND huyện và phối hợp với các ngành các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đối với các lực lượng giáo dục trong GDĐĐ cho học sinh, cần xây dựng kế hoạch chuyên về vấn đề này định rõ: mục tiêu, lực lượng, biện pháp để tạo được hiệu quả cao trong công tác.

Tóm lại, nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS và sự cần thiết, khách quan của việc phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường. Xác định rõ nội dung GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ mà các LLGD cần tham gia để GDĐĐ cho HS. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ chức Đoàn với nhà trường và các bộ phận có liên quan. Định rõ thời gian công việc phối hợp của từng lực lượng một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất về cách thức và cách trao đổi thông tin về cách kiểm tra, đánh giá đạo đức HS.

Để làm được nội dung này, Đoàn trường phải chủ động đề xuất ý kiến trong các hội nghị mà mình là thành phần tham gia để Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cũng như bố trí nhân lực, vật lực, tài lực đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục đạo đức trong năm học.

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình từ đó thực hiện HĐ GDĐĐ bám sát yêu cầu hướng tới mục tiêu GDĐĐ đã được xác định.

- Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, nhà nước, cơ quan, tổ chức thành mục tiêu GD cụ thể, phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tế của nhà trường, phát huy được trí tuệ, sự năng động, sáng tạo của các LLGD.

- Phân tích, làm rõ và xác định được hệ thống mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài và có tính khả thi cao đồng thời phân định nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đơn vị căn cứ theo đặc điểm quyền hạn pháp lí và hành chính.

- Khi thực hiện xây dựng kế hoạch hóa HĐ GDĐĐ, nhà QL cần thể hiện rõ 2 nhóm mục tiêu cụ thể: đó là nhóm mục tiêu phát triển GDĐĐ (cả về hình thức GD và chất lượng giáo dục) và nhóm mục tiêu điều kiện để thực hiện mục tiêu GDĐĐ.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

* Nội dung: Căn cứ vào mục tiêu GDĐĐ đã đề ra, nhà trường phải xây dựng hệ thống các biện pháp thực hiện tương ứng với hệ thống mục tiêu đã được xác định, đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Khi đã lựa chọn được các mục tiêu hoạt động và xác định chiến lược hành động cho mỗi mục tiêu cụ thể, nhà quản lý giáo dục cần tiến hành xây dựng kế hoạch cho các hoạt động tương ứng.

+ Xây dựng kế hoạch (hay lập kế hoạch) là thiết kế trước các bước đi, biện pháp thực hiện cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định qua việc sử dụng hợp lý (tối ưu) những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác.

+ Lập kế hoạch có thể được tiến hành ở các cấp độ quản lý khác nhau. Trong nhà trường có thể phân cấp như sau:

Cấp nhà trường tương ứng với kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến lược thường đề cập tới việc thực hiện các mục tiêu theo năm học và dài hạn.

Lập kế hoạch ở cấp các LLGD trong nhà trường như ĐTN; Ban đại diện cha mẹ học sinh, GVCN theo từng học kỳ, năm học.

Lập kế hoạch hành động cụ thể trong từng thời gian ngắn của từng giáo viên chủ nhiệm lớp theo tuần, theo tháng.

Trước hết để thực hiện được kế hoạch hoá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường cần phải xây dựng Ban đạo đức tổ chức chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác này.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, nhà trường thành lập Ban đạo đức. Ban đạo đức của nhà trường phải hội đủ được các lực lượng cần thiết tham gia.

Về quyền lực ban đạo đức phải hội được các quyền tự quyết như cung ứng CSVC, phương tiện, khen thưởng kỷ luật, điều chỉnh các hành vi HS...Về phạm vi hoạt động của Ban phải đảm bảo tầm hoạt động bao kín và rộng hơn về phương diện địa lý và những khoảng thời gian cao điểm. Về cơ cấu phải đồng bộ đa dạng các thành phần lực lượng nhưng đồng thời phải thống nhất trong chấp hành kế hoạch và mệnh lệnh chỉ huy và thực hiện trao đổi thông tin xử lý năng động linh hoạt giữa các bộ phận với nhau và với BGH. Lực lượng phải được cân đối hài hoà giữa các khu vực về số lượng thành viên.

Các lực lượng cần tập trung huy động : * Trong nhà trường:

- Hội đồng sư phạm nhà trường;

- Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam; - Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường;

- Ban CMHS nhà trường.

* Ngoài nhà trường:

- Các nhà giáo, đặc biệt các nhà giáo hưu trí trên địa bàn vì đây là những “chuyên gia” giáo dục, họ hiểu về giáo dục, trải nghiệm về công tác này và có thời gian dành cho hoạt động nhiều hơn bao giờ hết.

- Lực lượng công an, quân đội, đặc biệt các cựu chiến binh, bởi đây là lực lượng có tính kỷ luật cao có nghiệp vụ, dám đối mặt đương đầu với những vấn đề phức tạp của xã hội.

- Các tổ chức đoàn thể: Văn hoá, y tế, thể thao... họ là những nhà chuyên môn sẽ hỗ trợ mạnh về các vấn đề kỹ thuật trong quá trình tổ chức hoạt động.

- Các nhà quản lý phường, quận (Nội thành) và huyện xã (Ngoại thành) vì đây là những người nắm chính quyền, có hiểu biết về pháp luật, họ có thể hỗ trợ toàn diện.

- Các tổ chức xã hội, tôn giáo hoạt động theo pháp luật. Nếu khai thác đúng tiềm năng của nó thì sẽ thu hái được sự ủng hộ rất cao. Đặc biệt cần khai thác thêm nguồn nhân lực là trưởng họ trưởng tộc. Những quyết định của dòng họ là hết sức có hiệu lực.

Kế hoạch hoá là một biện pháp cực kỳ quan trọng trong hoạt động GDĐĐ học sinh, tuy nhiên để có được kế hoạch hoá thì phải thực hiện theo trình tự các bước cơ bản sau đây.

Bước 1: Phát huy trí tuệ của các thành viên BCĐ để xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS toàn trường trong năm học. Phương hướng, nội dung GDĐĐ cho năm tiếp theo.

- Trước tiên cần phải thống kê được tất cả các nguồn lực xã hội có thể huy động phối hợp cho hoạt động này. Để có nó nhà quản lý phải nắm chắc trên cơ sở nghiên cứu phân tích các nguồn lực có khả năng huy động và phát huy tác dụng hiệu quả để xây dựng đưa vào tổ chức và xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, hoạch định được phương án sử dụng đối tượng.

Để phát huy hiệu quả nội lực của các đối tượng tham gia rất cần thiết phải tiến hành công tác phân loại đối tượng để sắp xếp bố trí phối hợp.Việc phân loại này cần xác định rõ các nội dung sau đây:

Bảng 3.1: Lượng lượng làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Nội dung Đối tượng Số lượng Cán bộ Nghỉ hưu Cán bộ đương chức Số người dự kiến tham gia Địa chỉ

Cán bộ Đoàn 15 0 15 15 Trong nhà trường

BCH Công đoàn 05 0 05 05 Trong nhà trường

Hội PHHS 07 0 07 07 Trong nhà trường

GV Chủ nhiệm 27 0 27 27 Trong nhà trường

Bác sĩ 115 12 103 25 Địa bàn Vĩnh Bảo

Kỹ sư 201 43 168 35 Địa bàn Vĩnh Bảo

Văn hoá 70 8 62 40 Địa bàn Vĩnh Bảo

Quản Lý XH 300 45 255 60 Địa bàn Vĩnh Bảo

Quân đội 1500 1400 100 300 Địa bàn Vĩnh Bảo

Công an 70 10 60 20 Địa bàn Vĩnh Bảo

Doanh nghiệp 20 0 20 05 Địa bàn Vĩnh Bảo

Quá trình phân loại đối tượng phải xếp theo chuyên môn nghiệp vụ, lĩnh vực công tác, địa bàn dân cư để tiện cho công tác huy động công việc hoặc hội thảo, hỗ trợ công tác của nhóm. Cần tổ chức thật hợp lý sao cho nhóm công tác có các thành phần đa ngành nghề để có thể can thiệp được nhiều lĩnh vực và dễ phân luồng kết luận những quan điểm khác nhau, lấy đó làm cơ sở điều chỉnh hoạt động.

Bên cạnh việc thống kê nguồn nhân lực cần chú trọng tới việc khai thác hệ thống CSVC với giá trị vật thể và phi vật thể trong địa bàn và thành phố. Nhà QL cần xây dựng được kế hoạch tiếp cận với những nội dung tìm hiểu và tham gia cụ thể cho HS. Dưới đây là các điểm có thể khai thác được theo khả năng.

Bảng 3.2: Hệ thống CSVC cần khai thác để phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến TP. Hải Phòng.

Nội dung tìm hiểu Vị trí Điểm vui chơi Thư viện Viện nghiên cứu P.thí nghiệm Cơ sở SX

Tại trường và địa bàn Huyện 2 32 0 0 20

Khu vực nội thành 5 2 2 2 50

Khu vực huyện tiếp giáp 4 4 0 0 30

Thực tế cho thấy, trong những năm qua các nhà trường mới chỉ tập trung khai thác nguồn lực cơ sở vật chất của đơn vị để làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, trong khi đó hệ thống CSVC của nhà trường không đáp ứng kịp với đòi hỏi của công tác tổ chức các hoạt động GDĐĐ trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Mặt khác trên địa bàn huyện, thành phố và các huyện lân cận có nhiều

cơ sở sản xuất, khu vui chơi, thư viện, phòng thí nghiệm với một hệ thống CSVC tốt thì lại ít được khai thác vào hoạt động GDĐĐ cho học sinh nói chung và học sinh THPT Nguyễn Khuyến nói riêng. Chính vì lẽ đó mà các nhà quản lý cần quan tâm hơn tới việc liên kết với các cơ sở, khu vui chơi, các bảo tàng, khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh để học sinh đến thăm quan, học tập góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.

* Các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh cần được khai thác (Phụ lục 7)

Bước 2: Xây dựng kế hoạch và thống nhất được kế hoạch thực hiện.

Để công tác GDĐĐ đạt hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng tổ chức chỉ đạo phối hợp cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động thống nhất. Căn cứ vào nguồn tiềm năng nhân lực, vật lực đã được nghiên cứu bố trí; cần xây dựng kế hoạch lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có một kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng để định hướng hoạt động cho các tổ chức phối hợp.

Lấy nhà trường là nhân tố chỉ đạo, sau khi thống nhất được việc phân công công tác của các thành viên nhà trường, BCH Đoàn trường, ban chỉ đạo cần giao việc cụ thể cho các thành viên này hoạt động bám sát địa bàn gắn bó với các nhóm nhân lực (đã được bố trí từ nguồn lực xã hội huy động ra) trong quá trình hoạt động. Ở vị trí này người GV nhà trường đóng vai trò tham mưu cho hoạt động của nhóm nhân lực cộng đồng. Công tác tham mưu phải hướng tới những mục tiêu của kế hoạch đặt ra.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần quy định rõ nhiệm vụ phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm ở các địa bàn khác nhau. Để có được sự phối hợp ăn ý rất cần thiết phải xây dựng được quy chế hoạt động và lịch công tác chung, riêng cho hệ thống và từng bộ phận.

Ban chỉ đạo cần nắm giữ thông tin và xử lý thông tin, điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trên địa bàn luôn thống nhất ăn khớp phù hợp với nội dung tiến độ thời gian kế hoạch đã đặt ra. Đồng thời xây dựng và thống nhất được quy chế, xác định trách nhiệm cho từng LLGD trong việc phối hợp GDĐĐ cho HS.

Phải xây dựng được kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình (kế hoạch lâu dài và kế hoạch ngắn hạn). Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Kế hoạch phải được sự nhất trí cao của các bộ phận liên quan, phối hợp. Cơ quan chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải nắm chắc thông tin và điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để đảm bảo cho kế hoạch nhất quán về nội dung và hoàn thiện mục tiêu đề ra.

Bước 3: Triển khai kế hoạch.

Công tác triển khai thực chất là quá trình đưa kế hoạch vào đời sống thực tiễn. Để đảm bảo tính ổn định của kế hoạch cần thiết phải thực hiện một số nội dung sau.

Thứ nhất, phải thực hiện cam kết. Đối tượng cam kết ở đây bao gồm tất cả ban lãnh đạo, các thành viên tham gia hoạt động công tác này. Nội dung của cam kết là thực hiện đúng kế hoạch chung vạch ra cho từng bộ phận, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và thực hiện công tác phối hợp thống nhất giữa các bộ phận phụ trách các địa bàn.

Thứ hai, trong hoàn cảnh cụ thể ở Vĩnh Bảo công tác huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh chưa được xác lập thì rất cần thiết phải tiến hành thực hiện thí điểm.

Thứ ba, cần nghiêm túc tổng kết công tác thực tiễn đúc rút những thành công và cùng tìm cách giải quyết những tồn đọng và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và nhân rộng tới toàn địa bàn.

Bước 4: Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch

Nhà QL phải thường xuyên giám sát việc thực hiện các hoạt động, động viên khen thưởng hay xử lý, phê bình kịp thời các cá nhân, tổ chức, đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi để điều chỉnh kế hoạch, bổ sung các điều kiện, biện pháp mới cho phù hợp với tình hình thức tế.

Bước 5: Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)