Thực trạng đoàn thanh niên phối hợp các lực lượng chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 68)

động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trước khi phân tích tình hình phối hợp tổ chức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, chúng ta xác định những điểm thuận lợi và khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT như sau:

- Thuận lợi:

+ Thứ nhất, chúng ta kế thừa được truyền thống vẻ vang của dân tộc, lý tưởng của Bác Hồ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chính truyền thống vẻ vang này đã thôi thúc bao lớp thanh niên đứng lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Thứ hai, dân tộc Việt Nam ta anh hùng, có truyền thống vẻ vang với hệ thống đạo lý tốt đẹp trải qua nhiều thế hệ. Đó là sự “kính trên nhường dưới”, là “tôn sư trọng đạo”, “lòng hiếu thảo”, “trung nghĩa với nhân dân, đất nước”, “có trách nhiệm với công việc, gia đình và bản thân”.

+ Thứ ba, thanh niên Việt Nam vốn tiếp cận tư tưởng phương Đông ôn hòa, trầm tĩnh và sâu sắc từ bao đời.

- Khó khăn:

+ Thứ nhất, nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường, do đó hệ thống giá trị xã hội có thay đổi giữa vật chất và tinh thần.

+ Thứ hai, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, luồng tư tưởng mới từ phương Tây cũng được thổi vào. Những tư tưởng này thường là các hành động bộc phát, thiếu kiềm chế. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ làm cho việc tiếp cận các luồng tư tưởng càng dễ dàng hơn.

+ Đội ngũ cán bộ Đoàn khối các trường THPT không được đào tạo chính quy về công tác Đoàn, chế độ đãi ngộ cho cán bộ đoàn còn nhiều bất cập.

Bên cạnh những thuận lợi trong công tác GDĐĐ cho HS THPT, những khó khăn trên cũng đòi hỏi công tác GDĐĐ cho HS THPT ngày càng đổi mới hơn nữa, đặc biệt là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục với gia đình, xã hội. Trong đó chú trọng sự phối hợp giữa nhà trường và tổ chức Đoàn trong trường. Để đánh giá tình hình phối hợp quản lý giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường trong GDĐĐ cho HS THPT Nguyễn Khuyến trong thời gian qua, tác giả đã lấy ý kiến của các cán bộ Đoàn huyện, Đoàn trường, BCH chi đoàn, cán bộ quản lý và TLTN của nhà trường:

Trong đó:

- Cán bộ quản lý: 12 người chiếm tỷ lệ 8,5% - Cán bộ Đoàn: 83 người chiếm tỷ lệ 58,4% - TLTN: 47 người chiếm tỷ lệ 33,1%

Bảng 2.7. Thực trạng đoàn thanh niên phối hợp các lực lượng chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá TỐT KHÁ TB Yếu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1. Đánh giá chung về sự phối hợp

của Đoàn TNCS HCM với nhà trường trong GDĐĐ

2. Về tính kế hoạch trong việc phối hợp quản lý GDĐĐ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường

104 73,2 36 25,4 1 0,7 0 0

3. Lực lượng Thầy/ Cô Trợ lý thanh niên hiện nay có đáp ứng yêu cầu công tác không

3 2,1 108 76,1 31 21,8 0 0

4. Cán bộ Đoàn trường THPT hiện nay có đáp ứng yêu cầu công tác không

5 3,5 45 31,7 92 64,8 0 0

5. Về việc phối hợp kiểm tra, đánh

giá hoạt động GDĐĐ của HS 7 4,9 91 64,1 44 31,0 0 0 6. Về hiệu quả của việc phối hợp

quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn và nhà trường

0 0 43 30,3 91 64,1 8 5,6

Kết quả khảo sát cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý và TNLT cho thấy rằng tất cả đều nhận thức rất rõ về vai trò của việc quản lý phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Trong thời gian qua, mức độ phối hợp được thực hiện tốt (91 ý kiến, chiếm tỷ lệ 64,1%), khá là (39 ý kiến, chiếm tỷ lệ 27,5%) và không có trường hợp nào cho rằng không có sự phối hợp. Bên cạnh đó, công tác phối hợp còn được lên kế hoạch cụ thể để căn cứ vào đó và áp dụng tốt (104 ý kiến, chiếm tỷ lệ 73,2%), chỉ có 25,4% cho rằng việc phối hợp này là có kế hoạch nhưng chưa cụ thể hoặc có kế hoạch nhưng không thực hiện (1 ý kiến, chiếm tỷ lệ 0,7%).

Vấn đề cần lưu ý là hiệu quả của việc quản lý phối hợp trong GDĐĐ của Đoàn với nhà trường lại chưa đạt hiệu quả cao. 43 ý kiến cho rằng công tác phối hợp này có hiệu quả khá cao (chiếm tỷ lệ 30,3%). Trong khi đó có đến 91 ý kiến (tỷ lệ 64,1%) cho rằng công tác phối hợp có hiệu quả nhưng chưa cao, 8 ý kiến cho rằng công tác này không có hiệu quả hoặc chưa thể đánh giá được kết quả.

Đánh giá về những khó khăn trong việc quản lý phối hợp GDĐĐ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường đối với HS THPT, đa số các ý kiến cho rằng đó là do năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn còn hạn chế (92 ý kiến, chiếm tỷ lệ 64,8%) mà chủ yếu là hạn chế và cần rèn luyện thêm về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn.

Theo kết quả khảo sát, trong công tác quản lý phối hợp GDĐĐ cho HS THPT vai trò của thầy, cô TLTN là rất quan trọng. Thầy, cô TLTN được đánh giá là đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của mình (108 ý kiến, chiếm tỷ lệ 76,1%). Tuy nhiên họ cần phải rèn luyện và bồi dưỡng nâng cao hơn nữa về kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn, lòng nhiệt huyết với công tác, kiến thức quản lý giáo dục và phẩm chất chính trị (31 ý kiến, chiếm tỷ lệ 21,8%).

Có thể khẳng định rằng trong thời gian vừa qua, công tác quản lý phối hợp GDĐĐ cho HS của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường đã được quan tâm chú trọng, cán bộ quản lý và cán bộ Đoàn đều thấy trách nhiệm trong công tác GDĐĐ, nhân cách cho HS, bằng chứng là có nhiều thầy cô giáo tâm huyết và đổi mới biện pháp giáo dục cho phù hợp, tổ chức Đoàn nhiều năm đạt danh hiệu vững mạnh, đặc biệt là thực hiện rất tốt công tác GD, nhiều gương điển hình có lối sống đẹp trong đoàn viên, thanh niên. Trong thời gian qua, công tác phối hợp chủ yếu tập trung giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống cho các em để các em có “sự đề kháng” để ngăn chặn dòng tư tưởng bộc phát, thiếu đè nén của phương Tây xâm nhập vào nhận thức và hành động của mình. Công tác phối hợp còn được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục tình nhân ái của các em học sinh thông qua các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn bè khó khăn, ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt… Ngoài ra còn phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên hiệu quả công tác phối hợp cũng chưa như mong muốn, các hoạt động chưa thật sự có chiều sâu và lan tỏa đến tất cả các em học sinh. Công tác phối hợp chưa đạt hiệu quả như mong muốn có thể do các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn chỉnh để quy định các vấn đề phối hợp cũng như quy định về trách nhiệm và thừa nhận vai trò của cán

bộ Đoàn. Hiện tại các nghị quyết liên tịch và chương trình liên tịch chưa đủ điều kiện để ràng buộc và quy định các bên. Ngoài ra các văn bản quy định về chế độ chính sách, sự thừa nhận đối với đội ngũ cán bộ Đoàn vẫn chưa hoàn chỉnh.

- Thứ hai, việc đào tạo bồi dưỡng về công tác Đoàn và phong trào thanh niên còn chưa đi vào quy củ. Việc đào tạo này bao gồm cả đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ Đoàn. Đội ngũ cán bộ quản lý cần phải am hiểu về công tác Đoàn để sự phối hợp thật sự tốt, đội ngũ cán bộ Đoàn cần có đào tạo, đặc biệt là phải hiểu tâm sinh lý của đoàn viên, học sinh, hiểu được cơ chế và cách thức hoạt động của nhà trường để đề ra công tác phối hợp tốt nhất.

- Thứ ba, các điều kiện quy định sự phối hợp còn chưa rõ ràng, nhiều trường hợp lãnh đạo nhà trường có kinh nghiệm, am hiểu và yêu thích công tác Đoàn thì rất nhiệt tình trong công tác phối hợp và tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn hoạt động. Còn ngược lại thì tổ chức Đoàn rất khó khăn trong hoạt động.

- Thứ tư, do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc GD ở trường là kết quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình và môi trường XH; do phần lớn GVCN mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp GD; do giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy thêm, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm.

- Thứ năm, cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ; công tác GDĐĐ chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên; sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các LLGD trong trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn TN trong GDĐĐ chưa thật sự toàn diện và hiệu quả; thực hiện xã hội hoá GDĐĐ nhà trường làm chưa tốt; việc đánh giá, khen thưởng còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 68)