Biện pháp quản lý HĐGDĐĐ cho HS của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến được tác giả trình bày ở phần trên là kết quả của quá trình nghiên cứu, vận dụng vào thực tế cơ sở lý luận khoa học của các môn học quản lý giáo dục mà tác giả được học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội.
Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý HĐGDĐĐ học sinh của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến, tác giả dùng phương pháp khảo nghiệm bằng phiếu hỏi, đối tượng là cán bộ quản lý, GV bộ môn, GVCN, Cha mẹ học sinh của nhà trường và một số trường THPT trong địa
bàn huyện Vĩnh Bảo cùng đại diện chính quyền, đoàn thể một số xã, thị trấn có học sinh học tại trường. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện như sau:
Số người được hỏi:
+ Cán bộ quản lý của các trường THPT – TTGXTX trên địa bàn: 8 người + GVBM, GVCN nhà trường: 54 người
+ Bí thư Đoàn trường THPT – TTGXTX trên địa bàn huyện: 6 người + Cha, mẹ học sinh nhà trường: 22 người
+ P. Chủ tịch phụ trách văn xã thuộc vùng tuyển sinh của trường: 10 người + Học sinh ba khối của nhà trường: 142 người
Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý HĐGDĐĐ cho HS của Hiệu trưởng
trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.Hải Phòng
TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động
GDĐĐ cho HS theo định hướng phát triển công tác đoàn ở trường THPT
211 87,2 226 93,4
2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho
các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS 216 89,3 221 91,3 3
Biện pháp 3: Xây dựng lực lượng trợ lý thanh niên
làm nòng cốt trong các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
242 100 168 69,4
4
Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh trong thàng thanh niên.
204 84,3 201 83,1
5 Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị
phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho HS. 213 88,0 215 88,8 6 Biện pháp 6: Phối hợp với chương trình hành động
7 Biện pháp 7: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
hoạt động giáo dục đạo đức học sinh THPT 215 88,8 174 71,9 Với kết quả khảo nghiệm thể hiện ở bảng 3.3 nêu trên, chúng ta nhận thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được đa số ý kiến khảo sát đánh giá là cần thiết và có tính khả thi trong quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến TP. Hải Phòng.
Về tính cần thiết: Cả bẩy biện pháp đều được đánh giá có tính cần thiết cao
từ 80% - 100%. Trong đó cao nhất là biện pháp thứ ba: Xây dựng lực lượng trợ lý thanh niên làm nòng cốt trong các hoạt động GDĐĐ cho HS THPT; thấp nhất là biện pháp thứ sáu: Phối hợp chương trình hành động của huyện đoàn với hoạt động giáo dục của nhà trường.
Về tính khả thi: Tuy đánh giá tính khả thi của các biện pháp có khác nhau
nhưng đa số ý kiến đều đánh giá là có tính khả thi. Kết quả đạt từ 69% - 93%. Trong đó cao nhất là biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS; thấp nhất là biện pháp thứ ba: Xây dựng lực lượng TLTN làm nòng cốt trong các hoạt động GDĐĐ cho HS THPT. Cần lưu ý rằng biện pháp thứ ba được đánh giá là có tính cần thiết cao nhất (100%) nhưng tính khả thi chỉ đạt 69,4%. Theo quan điểm của tác giả thì biện pháp này muốn đạt hiệu quả cao cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của mọi LLGD với tâm huyết thực sự thì mới đảm bảo sự thành công trong triển khai thực hiện.
Nhìn chung, các biện pháp nêu trên tuy có sự đánh giá khác nhau về tính cần thiết và tính khả thi, nhưng hầu hết số ý kiến được hỏi đều cho rằng rất thực tế. Các biện pháp cụ thể được trình bày chi tiết và phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương cũng như quan điểm của các bậc cha mẹ học sinh. Khi áp dụng thử nghiệm trong thời gian nghiên cứu tại nhà trường đã thu được những kết quả khả quan trong HĐGDĐĐ cho HS và nhận được sự đồng thuận cao của đồng nghiệp và các LLGD dục khác. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tiểu kết chƣơng 3
Các biện pháp quản lý HĐGDĐĐ cho HS của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến được xây dựng trên cơ sở khoa học, đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay ở trường THPT Nguyễn Khuyến. Hệ thống gồm bẩy biện pháp do tác giả đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nhân cách toàn vẹn cho HS. Thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các biện pháp này có tác dụng rõ rệt trong việc GDĐĐ cho HS một cách liên tục và ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Việc đề xuất các biện pháp này là một việc làm cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện theo mục tiêu GD phổ thông đã đặt ra, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GD. Các biện pháp đã đề xuất khi áp dụng vào thực tiễn cần có sự tham gia thực sự tâm huyết, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường thì mới phát huy được hiệu quả GD đối với HS nói chung và HS trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2012 cho đến nay tác giả đã từng bước áp dụng các biện pháp quản lý HĐGDĐĐ cho HS trường THPT Nguyễn Khuyến TP.Hải Phòng và thu được những kết quả rất đáng khích lệ, điều đó càng cho thấy ý nghĩa, tác dụng thiết thực, hiệu quả của đề tài đối với HĐGDĐĐ của nhà trường.