Khái quát tình hình giáo dục của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 51)

Vĩnh Bảo là một trong những vùng đất văn hiến của xứ Đông xưa và của thành phố Hải Phòng ngày nay. Mảnh đất đã sinh ra Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “ ...là một danh nhân văn hoá tiêu biểu của nước ta. Ông đã có những cống hiến lớn trên các lĩnh vực: Văn học, triết học, tư tưởng, đào tạo và dự báo. Có thể coi đây là tập đại thành tri thức của dân tộc Việt Nam thế kỉ XVI...” ( Lưu

đại khoa, học vấn uyên thâm, có nhiều cống hiến cho đất nước trên các lĩnh vực, đã góp phần tạo nên truyền thống văn hoá quê hương.

Hiện nay toàn huyện có 31 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 31 trường THCS, 5 trường THPT, 1 trung tâm GDTX với tổng số học sinh trên 41 ngàn em.

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kì đổi mới về mọi mặt, trước hết là về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết TW 4 về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo”, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đã thổi luồng sinh khí mới cho giáo dục. Tiếp theo đó là Nghị quyết TW 2 khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, các cấp bộ Đảng và chính quyền huyện đã đề ra các chương trình hành động, các giải pháp cụ thể phát triển GD - ĐT, khắc phục các tình trạng suy giảm của giáo dục vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tạo tiền đề cho sự nghiệp GD & ĐT chuyển biến mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới. Sau hơn 20 năm phấn đấu, giáo dục Vĩnh Bảo đã đạt được những thành tựu:

- Đã sớm hoàn thành mục tiêu quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1995, phổ cập THCS năm 2000 trước thời hạn TW quy định 10 năm và phổ cập bậc trung học và nghề hoàn thành vào năm 2007.

- Đã xây dựng được một mạng lưới trường lớp hợp lí, đa dạng, đồng bộ và hoàn chỉnh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, trung tâm dạy nghề và trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

- Cơ sở vật chất được tăng cường theo hướng kiên cố hoá và hướng tới mục tiêu đạt chuẩn. Là một huyện nông nghiệp xa trung tâm thành phố, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhưng cấp uỷ Đảng và chính quyền cùng với nhân dân đã hết lòng chăm lo đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. Đến nay, hệ thống trường học của Vĩnh Bảo đã thực hiện “cao tầng hoá”, trên 90% học sinh được học ở các phòng học kiên cố, đã có trên 50% lớp tiểu học được học 2 buổi trong ngày (trong đó toàn bộ lớp 1 được học 2 buổi/ ngày), phòng trào xây dựng

nhà trường “xanh - sạch - đẹp” đã được các trường hưởng ứng, nhiều nhà trường đã trở thành công trình văn hoá của địa phương. Các nhà trường đã thực hiện từng bước cung cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập. Các phương tiện nghe nhìn, đồ dùng, thiết bị giảng dạy, sách tham khảo, máy tính bước đầu được trang bị ở các trường học.

- Phong trào thi đua “Hai tốt” trong các trường học được thực hiện liên tục với nội dung và hình thức mới phù hợp với thời kì đổi mới, phù hợp với từng ngành học, cấp học đã tạo ra một động lực to lớn, một biện pháp chỉ đạo có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Từ các phong trào, các đợt thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong nhiều năm học, liên tục là hạt nhân, là nòng cốt thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, phát triển. Thành tích nổi bật của giáo dục Vĩnh Bảo trong phong trào thi đua yêu nước thời kỳ đổi mới là có một đơn vị được phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng thời kì đổi mới; 5 trường được tặng thưởng huân chương lao động (mầm non Tam Cường, tiểu học Hoà Bình, Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Vĩnh Bảo, THPT Nguyễn Khuyến); 18 trường tiểu học và 2 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; toàn huyện đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (1995) và chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS (2000), phổ cập bậc trung học và nghề năm 2007.

Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của cả nước, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục của Vĩnh Bảo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và còn nhiều khó khăn, bất cập thể hiện trên các mặt sau:

- Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Lối học khoa cử còn nặng nề, chưa chú trọng việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. Chưa chú trọng đúng mức về việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh.

- Các điều kiện đảm bảo phát triển GD còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ QLGD và giáo viên còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo

dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất các trường học còn thiếu thốn, lạc hậu. Quy hoạch trường lớp còn chắp vá, quy mô nhỏ bé, hầu hết các trường học chưa đủ phòng học 1ca/ lớp, phòng thí nghiệm, phòng thực hành. Đời sống của ĐNGV còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính quyền địa phương chưa có chính sách ưu tiên, đãi ngộ thoả đáng đối với ĐNGV, nhất là các giáo viên giỏi, giáo viên đầu đàn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)