Đoàn thanh niên chủ động phối hợp các lực lượng chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 39)

giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Trong Luật GD (2005) tại khoản 3 Điều 97 có nêu: “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”

Thật vậy, việc GDĐĐ nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc GD nói chung và GDĐĐ cho HS nói riêng luôn đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự sâu sắc của mọi người trong xã hội. Với vị trí và trách nhiệm của mình, tổ chức Đoàn trong nhà trường hơn bao giờ hết phải chủ động phối kết hợp một cách chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, kịp thời với các lực lượng làm công tác GDĐĐ cho HS ở trong nhà trường, gia đình, xã hội.

Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu:

“ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ

Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957).

Với nhà trường Đoàn trường phối hợp với nhà trường chỉ đạo GVCN cùng

với đội cờ đỏ theo dõi, kiểm tra những việc thực hiện của HS về:

- Giờ giấc học tập, ý thức thái độ học tập trong lớp, kết quả học tập của từng ngày và hằng tuần;

- Ứng xử trong quan hệ bạn bè, thái độ với các thầy cô giáo, ý thức trách nhiệm với tập thể lớp;

- Việc thực hiện nếp sống văn minh, ăn mặc, nói năng, đầu tóc, vệ sinh môi trường, bảo vệ của công;

- Tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao; - Tham gia sinh hoạt đoàn thể và các phong trào thi đua.

Những biểu hiện tốt và những biểu hiện chưa tốt của HS phải được GVCN tập hợp, đánh giá cuối mỗi tuần học. Kịp thời tuyên dương hoặc chỉnh đốn, phê bình trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn. Ghi vào sổ theo dõi của GVCN để nhà trường kiểm tra, nắm bắt tình hình đạo đức của HS.

Trong trường hợp có những khuyết điểm trầm trọng về đạo đức của HS, GVCN phải báo cáo với BGH nhà trường để phối hợp giáo dục và thông báo với gia đình HS thông qua sổ liên lạc hoặc điện thoại giữa GVCN với gia đình HS.

Với gia đình học sinh Đoàn trường cùng GVCN phối hợp với gia đình HS

và đại diện PHHS ở khu dân cư theo dõi, đánh giá việc rèn luyện đạo đức của HS ở gia đình như:

- Thái độ, tình cảm cư xử với bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình; - Việc tham gia công việc gia đình giúp đỡ bố mẹ;

- Ý thức học tập ở nhà;

- Ý thức tiết kiệm, siêng năng, trung thực.

Với xã hội Đoàn trường phối hợp với chính quyền, công an, các tổ chức xã

hội tìm hiểu:

- Ý thức tôn trọng trật tự, nội quy nơi công cộng; - Tham gia các hoạt động chính trị xã hội;

- Sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Tất cả những thông tin được phản ánh từ phía gia đình và xã hội được tập hợp trung thống nhất về nhà trường. Nhà trường tập hợp cùng với những thông tin HS về các hoạt động diễn ra trong trường để đi đến đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS sau mỗi kỳ học. Xếp loại hạnh kiểm HS và thông báo cho gia đình và các cơ quan hữu quan nắm được.

Phương tiện trao đổi thông tin giữa các lực lượng có thể bằng giấy thông báo kết quả học tập rèn luyện, bằng sổ liên lạc hoặc bằng điện thoại vv...

Toàn bộ công tác GD thế hệ trẻ được xem xét và thực hiện như một bộ phận của quá trình xã hội tổng thể. Trong đó mỗi bộ phận trong cơ cấu xã hội (gia đình, nhà trường, các đoàn thể cơ quan văn hóa xã hội…) đều phải thực hiện tốt các chức năng GD phù hợp với đặc điểm và sở trường của mình. Tất nhiên mỗi cơ quan đoàn thể xã hội đều có những chức năng đặc thù của mình, nhưng tập trung lại cũng chỉ để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do đó, tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián tiếp các tổ chức đoàn thể đã tham gia đan kết vào nhau trong hoạt động GD đối với mọi lứa tuổi. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và

Đội TNTP là các tổ chức thu hút các em thường xuyên sinh hoạt với chức năng đặc biệt về GD tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai. Các đoàn thể khác như Công đoàn, Ban dân số gia đình trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ…thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể đóng góp tích cực vào quá trình GD phát triển nhân cách cho HS.

Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc GD trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền GD xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường GD trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động GD cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực LLGD phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu GD & ĐT thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)