Trong thực tế hiện nay GDĐĐ trong các trường THPT chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Vì vậy rất cần có các giải pháp chỉ đạo hữu hiệu nhằm đưa GDĐĐ trong nhà trường phổ thông về đúng vị trí quan trọng vốn có của nó. Tác giả xin có một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với ngành GD&ĐT 2.1.1. Đối với Bộ GD&ĐT 2.1.1. Đối với Bộ GD&ĐT
+ Ngành giáo dục cần xác định cụ thể hệ thống những giá trị đạo đức cần trang bị cho HS ở từng cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông chặt chẽ. Những giá trị đạo đức ấy được xây dựng trên cơ sở kết hợp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với yêu cầu của đất nước thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế.
+ Nội dung chương trình môn GDCD cần được biên soạn bám sát với yêu cầu thực tế trong GDĐĐ cho HS hiện nay. Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cần thực hiện đồng bộ, khoa học ở cả 3 cấp học phổ thông. Nên có nghiên cứu để trở thành môn học chính khóa trong chương trình phổ thông.
+ Cần có tiêu chuẩn, chế độ thỏa đáng cho đội ngũ GVCN, GV làm công tác GDĐĐ trong nhà trường nhằm nâng cao hơn nữa tính trách nhiệm trong công tác. Xây dựng tiêu chí đánh giá, các danh hiệu khen thưởng đối với các GV làm công tác GDĐĐ nhất là đội ngũ GVCN.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giáo dục giữa chính quyền các cấp với nhà trường, trong đó cần quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể trong công tác GDĐĐ cho HS.
2.1.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phồ Hải Phòng
+ Sở GD & ĐT thành phố Hải Phòng cần tăng cường công tác chỉ đạo các trường THPT quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS. Đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng GDĐĐ, chất lượng các hoạt động rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh.
+ Sở GD & ĐT thành phố Hải Phòng cần chỉ đạo các trường THPT quan tâm và nhận thức đúng về vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
+ Sở GD & ĐT cần phân công một bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu tất cả các nội dung liên quan đến sự phối hợp GDĐĐ cho HS.
2.1.3. Đối với trƣờng THPT Nguyễn Khuyến TP Hải Phòng
+ Nhà trường cần nhận thức đúng tầm quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường. Thông qua các hoạt động của mình, Đoàn trường sẽ góp phần tích cực vào việc GD cho học sinh, đặc biệt là GDĐĐ.
+ Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động Đoàn được thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Tạo điều kiện để thầy, cô TLTN và đội ngũ cán bộ Đoàn trường hoàn thành nhiệm vụ của mình.
+ Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và cơ chế để tổ chức Đoàn trong trường xây dựng được một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ mạnh, có cơ chế hoạt động khoa học, hiệu quả và đúng mực, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.2. Đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2.2.1 Đối với Trung ƣơng Đoàn 2.2.1 Đối với Trung ƣơng Đoàn
+ Cần nghiên cứu và đúc kết các kinh nghiệm trong công tác phối hợp giáo dục để phát huy tối đa cơ chế phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Cần tạo cơ chế để các trường có thể tự chủ hơn trong công tác GD & ĐT.
2.2.2 Đối với Thành đoàn Thành phố Hải Phòng
+ Thành Đoàn thành phố Hải Phòng cần bám sát nghị quyết liên tịch đã ký kết với Sở GD & ĐT thành phố Hải Phòng để có thể chỉ đạo, nhắc nhở các cơ sở Đoàn thực hiện tốt nội dung Nghị quyết liên tịch, định kỳ có tổ chức sơ kết, tổng kết các nội dung đã thực hiện, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp thực hiện hiệu quả hơn.
+ Thành Đoàn thành phố Hải Phòng, đặc biệt là Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn cần tham mưu tổ chức các hoạt động mang tính cấp thành phố, tổ chức các sân chơi dành riêng, mang dấu ấn của học sinh THPT thành phố. Thành Đoàn cần phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để các kế hoạch ban hành phù hợp với thời gian học tập của học sinh các trường THPT, tránh sự chồng chéo, không phù hợp. Bên cạnh đó, Thành Đoàn cần tăng cường chỉ đạo quận, huyện Đoàn và cơ sở Đoàn có trường THPT quan tâm và đầu tư hơn nữa đến chất lượng hoạt động Đoàn của các trường THPT trực thuộc, đặc biệt là đầu tư cho đội ngũ cán bộ Đoàn từ cấp Đoàn trường cho đến chi đoàn vì đây là lực lượng rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động của Đoàn trường.
+ Thành Đoàn thành phố Hải Phòng cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các chế độ chính sách dành cho thầy, cô TLTN và cán bộ Đoàn trường THPT để động viên và khuyến khích đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
2.2.3. Đối với Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Tích cực tham mưu cho BTV Huyện uỷ về việc mở lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở.
- Trên cơ sở kế hoạch chung của huyện và thành phố, BCH huyện đoàn cần chọn lọc những hoạt động mang tính trọng tâm, trọng điểm để triển khai cho các cơ sở đoàn trong toàn huyện tổ chức thực hiện.
- Hằng năm nên tổ chức ít nhất 01 lần cho Bí thư Đoàn cơ sở đi thăm quan học tập những mô hình hoạt động Đoàn điển hình trong thành phố hoặc các Tỉnh, Thành phố lân cận.
- Thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin từ cơ sở để xây dựng chương trình kế hoạch, nội dung hoạt động phù hợp với các cơ quan đơn vị trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO