Thực trạng thực hiện các nội dung và hình thức GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 56)

Để đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung và hình thức GD cho HS trong thời gian qua, tác giả đã tiến hành khảo sát HS của nhà trường, trong đó:

- Học sinh lớp 10: 210 em chiếm tỷ lệ 43,5 % - Học sinh lớp 11: 131 em chiếm tỷ lệ 27,1 % - Học sinh lớp 12: 142 em chiếm tỷ lệ 29,4 %

Với kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.1: Thực trạng thực hiện các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Khuyến

Vấn đề về GDĐĐ Mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ý kiến khác SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1. GDĐĐ có vai trò như thế nào 394 81,6 77 15,9 8 1,7 4 0,8 2. Về nghĩa vụ của bản thân: sẽ

xem xét ưu tiên lợi ích cá nhân hay lợi ích tập thể

229 47,4 14 2,9 208 43,1 32 6,6

3. Về tính trung thực trong lời

nói. 314 65,0 35 7,2 127 26,3 7 1,4

4. Về tính trung thực trong kiểm

tra, thi cử 156 32,3 286 59,2 41 8,5 0 0

5. Tinh thần tình nguyên trong

các hoạt động tập thể 153 31,7 286 59,2 16 3,3 28 5,8 6. Thực hiện nếp sống văn hóa

trong trường: lễ phép với thày cô 57 11,8 171 35,4 180 37,3 75 15,5 7. Vai trò của gia đình trong giáo

dục đạo đức cho học sinh 208 43,1 215 44,5 29 6,0 31 6,4 8. Vai trò của nhà trường trong

giáo dục đạo đức cho học sinh 214 44,3 145 30,0 54 11,2 70 14,5 9. Vai trò của các tổ chức chính

trị - xã hội, tổ chức xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

145 30,0 117 24,2 145 30,0 76 15,7

10. Tự giáo dục của bản thân

mỗi người 286 59,2 197 40,8 0 0 0 0

Kết quả khảo sát này cho thấy 394/483 em học sinh, chiếm tỷ lệ 81,6% cho rằng đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người, chỉ có 1,7% cho rằng

đạo đức có vai trò bình thường và 0,8% cho rằng nó là không quan trọng. Điều này chứng tỏ rằng các em học sinh xác định được tầm quan trọng của đạo đức đối với bản thân mình.

Khi tìm hiểu về việc giải quyết mâu thuẩn giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, ta thấy rằng phần đông các em vẫn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân: 229 em học sinh, chiếm tỷ lệ 47,4% cho rằng mình sẽ xem xét lại lợi ích cá nhân sao cho hài hòa, phù hợp lợi ích tập thể nhưng cũng có đến 43,1% (208 em) tùy trường hợp học sinh sẽ xem xét ưu tiên lợi ích cá nhân hay lợi ích tập thể. Bên cạnh đó, vẫn có 2,9% ưu tiên lợi ích cá nhân, sau đó mới tính đến lợi ích tập thể.

Về tính trung thực, trong lời nói có đến 314 em (chiếm tỷ lệ 65,0%) cho rằng là rất quan trọng, điều này cho thấy rằng phần đông trong các em đã biết phân biệt được tác dụng những lời nói của mình.

Về tính trung thực trong kiểm tra, thi cử: Có 156 em (chiếm tỉ lệ 32,3%) cho rằng tính trung thực trong thi cử là rất quan trọng và 286 em (chiếm tỷ lệ 59,2%) cho rằng quan trọng, bên cạnh đó vẫn có 41 em (chiếm 8,5%) cho rằng bình thường, đây là một con số mà nhà quản lý cần phải quan tâm hơn.

Về nếp sống văn hóa, đây là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. 57 em (chiếm tỷ lệ 11,8%) cho rằng là rất quan trọng, 171 em học sinh (chiếm tỷ lệ 35,4%) cho rằng quan trọng, 180 em (chiếm tỷ lệ 37,3%) cho rằng là bình thường và 75 em (chiếm tỷ lệ 15,5%) cho rằng tình trạng học sinh nói tục, đánh nhau ở trường mình còn thỉnh thoảng xảy ra trong thời gian qua.

Khi được hỏi về vai trò của các lực lượng gia đình, nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị thì: gia đình, có 208 em (chiếm tỷ lệ 43,1%) cho là rất quan trọng và 215 em (chiếm tỷ lệ 44,5%) cho là quan trọng; nhà trường, có 214 em (chiếm tỷ lệ 44,3%) cho rằng là rất quan trọng và 145 em cho rằng là quan trong; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, có 145 em (chiếm tỷ lệ 30%) cho rằng là rất quan trọng và 117 em (chiếm tỷ lệ 24,2%) cho là quan trọng. Khi hỏi về vai trò tự giáo dục của mỗi người trong giáo dục đạo đức thì có tới 286 em (chiếm tỷ lệ 59,2%) cho rằng là rất quan trọng và 197 em (chiếm tỷ lệ 40,8%) cho rằng là quan trọng, điều này chứng tỏ số học sinh được hỏi đều đánh giá rất cao về

vai trò tự giáo dục của bản thân mỗi người trong quá trình giáo dục là rất yếu tố quan trọng nhất.

Trong thời gian qua, xác định được tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS THPT nên công tác này luôn được sự quan tâm của các LLGD trong nhà trường và XH. Đặc biệt trong nhà trường THPT Nguyễn Khuyến, các lực lượng sư phạm đã quan tâm phối hợp tổ chức các hoạt động, nội dung nhằm GDĐĐ cho HS, cụ thể như sau:

- Giáo dục đạo đức thông qua môn giáo dục công dân: GDĐĐ cho HS

được thiết lập chính quy trong nhà trường thông qua môn giáo dục công dân, có hệ thống sách giáo dục, giảng dạy được đánh giá một cách nghiêm túc, đã có chương trình đào tạo thầy cô giáo dạy môn giáo dục công dân cách đây 10 năm. Môn giáo dục công dân theo đánh giá: “là môn học cung cấp kiến thức và tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người có nhân cách, người công dân tốt trong xã hội. Giáo dục công dân là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông vì đó là môn chính, chủ đạo toàn bộ hệ thống sư phạm “dạy làm người” của nhà trường. Tuy nhiên, với kết cấu chương trình sách giáo khoa hiện hành môn giáo dục công dân còn mang nặng tính lý luận cao, tính thực tiễn còn khá thấp, nội dung công dân với đạo đức công dân chủ yếu tập trung ở phần 2 của chương trình sách giáo khoa lớp 10, còn lại chủ yếu gắn với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và công dân với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và công dân với pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, tập thể

giáo viên dạy lớp, giáo viên quản nhiệm: bên cạnh việc có giáo viên phụ trách môn giáo dục công dân thì học sinh còn được rèn luyện đạo đức thông qua hoạt động do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy lớp và giáo viên quản nhiệm của lớp, quản sinh của trường thực hiện. Các hoạt động này được thực hiện thông qua việc lồng ghép vào các tiết học, qua các buổi sinh hoạt, và đặc biệt là qua tấm gương của các thầy, cô giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một trăm bài diễn thuyết hay

không bằng một tấm gương sống”. Chính các thầy, cô giáo sẽ là một tấm gương

mãi được khắc ghi trong lòng các em học sinh. Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động, trong thời gian qua, các thầy, cô giáo đã không ngừng rèn luyện bản thân mình, trau dồi đạo đức, tác phong và khả năng tự học, sáng tạo của mình. Những sáng kiến, hiến kế, những tâm huyết của thầy, cô giáo đã được áp dụng và góp phần không nhỏ vào công tác GDĐĐ cho HS nhà trường và đã được các cấp quan tâm, ghi nhận và tặng thưởng xứng đáng.

- Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ: trong những

năm gần đây, học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng đã có những giờ ngoại khóa riêng để thực hiện các hoạt động của mình gắn với từng chủ đề cụ thể trong mỗi tháng. Các hoạt động này được phân công để các em học sinh có thể chủ động và tổ chức hoạt động sao cho đa dạng, phong phú, phù hợp với sở thích của các em. Bên cạnh các giờ hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt dưới cờ cũng được thay đổi về nội dung và hình thức. Các buổi chào cờ không chỉ là chào cờ, hát quốc ca và nghe thông báo về các hoạt động hay kết quả thi đua trong tuần mà thêm vào đó, nó được tổ chức gắn với các nội dung sinh hoạt chuyên đề, gắn với các trò chơi kiến thức, lịch sử, chính trị, xã hội… để thầy và trò, trò và trò của trường gần gũi nhau hơn, thoải mái sẻ chia với nhau nhiều hơn. Trong thời gian vừa qua, những hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt dưới cờ đã góp phần không nhỏ trong việc GDĐĐ cho HS nhà trường.

- GDĐĐ thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS trong nhà trường.

Đoàn trường THPT Nguyễn Khuyến trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động. Các hoạt động của Đoàn trường đã góp phần không nhỏ trong công tác GDĐĐ cho HS THPT. Công tác GD của Đoàn trường THPT thời gian qua tập trung vào các nội dung chính là thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, công tác GD chính trị tư tưởng, GDĐĐ lối sống, GD truyền thống và GD pháp luật. Trong đó, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” và công tác GDĐĐ lối sống cho HS được các cấp bộ Đoàn từ Thành Đoàn đến quận, huyện Đoàn, Đoàn trường và chi đoàn quan tâm tổ chức các hoạt động.

Thông qua cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, đoàn viên, học sinh đã tích cực học tập và nỗ lực làm theo những lời dạy của Bác Hồ gắn với các em học sinh, đặc biệt là tính tiết kiệm, khả năng tự học và tự tìm tòi, sáng tạo. Trong thời gian qua nhiều công trình, sản phẩm, phần việc làm theo lời Bác được đông đảo học sinh nhà trường tham gia thực hiện, đó có thể là những quyển Nhật kí làm theo lời Bác, những trang Nhật kí điện tử ghi lại toàn bộ những cảm nhận của đoàn viên, học sinh về những lời dạy của Bác và những gì mình và bạn bè mình đã làm theo lời Bác. Đó còn là những mẩu chuyện kể về Bác Hồ được thu âm bằng chính giọng đọc của đoàn viên, học sinh nhà trường để giáo dục lẫn nhau… trong “học tập và làm theo lời Bác”, nhiều điển hình đoàn viên, học sinh được tuyên dương là gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là tấm gương cho các bạn khác noi theo. Bên cạnh đó, Đoàn trường còn tổ chức các nội dung để giáo dục 8 phẩm chất của người đoàn viên, đó là “yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, kỷ luật, tiết kiệm” gắn với việc thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” và cuộc vận động “4 xây, 3 chống”: 4 xây là xây dựng ý thức công dân - tinh thần tình nguyện - lòng hiếu học - yêu lao động; 3 chống là chống lối sống ích kỷ - lối sống lạc hậu - lối sống vô văn hóa. Trong tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS, Đoàn trường THPT Nguyễn Khuyến đã luôn quan tâm đến tổ chức các hoạt động tuyên dương và nhân rộng các gương điển hình để ĐV, HS noi theo.

Như vậy, trong thời gian vừa qua, các lực lượng trong nhà trường đã tổ chức các hoạt động và nội dung GDĐĐ cho HS theo hướng giáo dục các em hình thành và rèn luyện 8 phẩm chất “yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, kỷ luật, tiết kiệm”. Kết quả khảo sát cho thấy gắn với các nội dung này đa số các em đã ý thức được tầm quan trọng của đạo đức đối với bản thân của mỗi con người và đã ra sức rèn luyện với sự định hướng của môn giáo dục công dân; của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy lớp, giáo viên quản nhiệm; của các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ và hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 56)