đạo đức cho học sinh.
Để tìm hiểu thực trạng về việc quản lý phối hợp trong kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả lấy ý kiến của cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua phiếu khảo sát. Kết quả thu được như sau
Bảng 2.9: Khảo sát việc kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh Đơn vị (%)
STT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá Tốt Chưa tốt Ý kiến khác 1 Xây dựng và công khai chuẩn kiểm tra
đánh giá hoạt động GDĐĐ 56 42 2
2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra
đánh giá hoạt động GDĐĐ 51 45 4
3 Tư vấn, thúc đẩy HĐGDĐĐ 48 34 18
Biểu đồ 2.5: Khảo sát việc kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Xây dựng và công khai chuẩn kiểm tra đánh giá
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá
T ư vấn, thúc đẩy HĐGDĐĐ
Hiệu quả kiểm tra đánh giá
Ý kiến khác Chưa tốt T ốt
Qua kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.9 ta thấy với bốn nội dung khảo sát thì số ý kiến đánh giá tốt và chưa tốt gần như ngang nhau, số có ý kiến khác là không đáng kể. Như vậy có thể nói, mặc dù nhà trường đã quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá GDĐĐ học sinh, song chất lượng, hiệu quả kiểm tra đánh giá HĐGDĐĐ còn một số hạn chế, cụ thể: 02 ý kiến cho rằng công tác xây dựng và công khai chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ chưa kịp thời; 04 ý kiến cho rằng cần phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm của học nhà trường; 18 ý kiến cho rằng cần tăng cường và đổi mới nhiều hơn nữa công tác tư vấn thúc đẩy hoạt động GDĐĐ cho học sinh đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay và trong tương lai.