Lực lượng giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 34)

1.3.3.1. Nhà trường

- Để công tác GDĐĐ cho học sinh THPT được thực hiện tốt cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường như sau:

+ Giáo dục thông qua môn giáo dục công dân. Về phía nhà trường, bộ môn

giáo dục công dân cần được tổ chức tốt với tư cách là một môn học chính thức của chương trình đào tạo, có giáo viên bộ môn, có thời khóa biểu và có kiểm tra đánh giá theo quy định của Bộ GD & ĐT. Về phía Đoàn trường cần vận động đoàn viên là lực lượng nòng cốt trong học tập môn này, đồng thời là những tấm gương về đạo đức để học sinh noi theo.

+ Giáo dục thông qua giáo viên chủ nhiệm, tập thể giáo viên dạy lớp. Nhà

trường thực hiện phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp để hướng dẫn học sinh, chú ý đến công tác GDĐĐ cho HS; tập thể GV dạy lớp ngoài công tác giảng dạy chuyên môn phải chú ý rèn luyện nhân cách cho HS; GVCN đầu tư hơn công tác GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động bình thường mỗi ngày.

+ Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ. Nhà trường

tạo điều kiện cho Đoàn trường mạnh dạn tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ như tuyên truyền các khẩu hiệu, bảng tin, hệ thống phát thanh học đường.

+ Giáo dục thông qua tổ chức Đoàn TNCS trong nhà trường. Nhà trường

tạo điều kiện về chủ trương, cơ chế, thời gian, cơ sở vật chất để Đoàn trường tổ chức các hoạt động giáo dục.

1.3.3.2. Gia đình

Gia đình là hạt nhân của XH, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải GD con trưởng thành, có nhân cách, trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa việc chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người còn là nhu cầu, niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường, xã hội không thể có được. Nhân cách không thể hình thành và phát triển một cách đầy đủ và bền vững nếu không có một môi trường GD gia đình thuận lợi. Chính vì lẽ đó GD gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức GD khác không thể thay thế được.

Giáo dục trong gia đình là sự GD nhiều chiều, đa dạng và liên tục hằng ngày, hằng giờ. Nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân cha mẹ đến con cái (ông bà đến cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình lên từng cá nhân thông qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình; việc GD trong gia đình không chỉ ở lời nói mà còn bằng cử chỉ, hành động, thái độ, tình cảm, làm gương…của ông bà, cha mẹ đối với con cháu.

Như vậy, GD gia đình có ý nghĩa rất to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nền tảng đạo đức gia đình tạo cho trẻ có được những phẩm chất quý báu như tính trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình, biết phân biệt điều tốt, cái xấu, biết yêu thương nhường nhịn, biết đùm bọc lẫn nhau… Những phẩm chất đó là tiền đề vững chắc giúp trẻ trưởng thành, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

1.3.3.3. Xã hội

Môi trường sống, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tác động của môi trường sống (nông thôn, miền núi, thành phố), mặt trái của cơ chế thị trường như lối sống thực dụng vì lợi ích vật chất, lối sống ích kỷ, vô cảm với mọi người… dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực, giá trị đạo đức cho các em.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội nên có những

hiểu biết rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những hiểu biết có lợi thì còn vô vàn những thông tin có tác động xấu đến nhân cách của các em. Mặt khác những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà các em tiếp xúc là những tác động tiêu cực làm méo mó những điều tốt đẹp mà các em được cha mẹ và nhà trường giáo dục, vì vậy đã tạo nên những khó khăn không nhỏ cho quá trình GDĐĐ học sinh. Cơ sở vật chất, phương tiện, địa điểm phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên còn nhiều hạn chế, có lúc, có nơi còn thiếu hụt trầm trọng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến GDĐĐ cho các em. Như vậy, các cấp chính quyền, đoàn thể, các lực lượng GD trong xã hội cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cũng như những nhu cầu chính đáng của các em để tạo điều kiện thuận lợi về môi trường, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế để công tác GDĐĐ cho các em có hiệu quả cao nhất theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Công tác quản lý GDĐĐ cho HS THPT cần có sự phối hợp giữa các lực lượng như gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là rất quan trọng, đặc biệt là tổ chức Đoàn trường.

Công tác phối hợp này được quy định trong các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ GD & ĐT với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Nghị quyết liên tịch giữa Sở GD & ĐT và Thành Đoàn Hải Phòng nằm trong chương trình công tác của Sở GD & ĐT quy định cho các trường THPT thực hiện và phòng chủ quản là phòng công tác học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)