Đa dạng hoá các loại hình hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong tháng thanh niên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 98)

trong tháng thanh niên.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đoàn Thanh niên đã tạo ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về lớp thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Để ghi nhận những thành tích của tổ chức Đoàn năm 2000 Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là "Năm thanh niên Việt Nam" và lấy tháng 3 hàng năm là tháng Thanh niên. Thực tế hoạt động tháng thanh niên hằng năm đã được Đoàn Thanh niên nhà trường triển khai thực hiện, tuy nhiên nội dung hoạt động tháng thanh niên chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng và Nhà nước của Hội đồng giáo dục nhà trường đối với tổ chức Đoàn, đặc biệt là nội dung GDĐĐ trong tổ chức hoạt động chưa đạt được hiệu quả đề ra.

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Khơi dậy mạnh mẽ trong đoàn viên thanh niên cả nước nói chung, đoàn viên thanh niên học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, đặc biệt là truyền thống lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, góp phần tăng cường đoàn kết thống nhất, nâng cao vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ trong thời kỳ mới.

3.3.4.2. Nội dung, cách thức tiến hành biện pháp * Nội dung

- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương.

- Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong cán bộ giáo viên, đoàn viên thanh niên học sinh. Góp phần tích cực vào việc xây dựng lớp Thanh niên thời đại mới với 5 tiêu chí: Bản lĩnh vững vàng, Thanh lịch văn minh, Tri

thức phong phú, Sức khỏe dồi dào, Kỹ năng thành thạo và 6 giá trị cốt lõi: Trung thành; Sáng tạo; Khát vọng; Dấn thân; Tôn trọng và Trách nhiệm.

- Tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên hằng năm tập trung vào công tác xây dựng Chi đoàn cơ sở, xây dựng văn hoá học đường, văn minh công sở và môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

- Tổ chức các chương trình mít tinh kỷ niệm nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, quê hương. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục và huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Tổ chức thăm quan học tập, dã ngoại cho đoàn viên thanh niên tại các điểm di tích lịch sử, bảo tàng, các làng nghề truyền thống của địa phương.

* Cách thức tiến hành

Căn cứ kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch đã được thồng nhất với các LLGD ngay từ đầu năm học, Đoàn trường phối hợp với nhà trường chọn một số chủ đề GDĐĐ gắn liền với những ngày lễ lớn của dân tộc, gắn với các phong trào thi đua hay những hoạt động chính trị - xã hội diễn ra tại địa phương. Đồng thời bố trí thời gian thích hợp để kết hợp được nhiều đoàn thể, đơn vị trong và ngoài nhà trường tham gia chỉ đạo hoạt động của HS cả chiều sâu và chiều rộng.

- Nhà trường cần tận dụng những điều kiện thuận lợi trên địa bàn Thị trấn cùng phối hợp với các LLGD tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS. Với vị trí là trung tâm của huyện Vĩnh Bảo, Thị trấn Vĩnh Bảo là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Vĩnh Bảo. Trong những năm qua với tốc độ phát triển kinh tế cao trên tất cả các lĩnh vực từ xây dựng cơ bản, phát triển các khu công nghiệp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức xã hội phối kết hợp để GDĐĐ cho HS.

- Nhân dịp đầu năm học nhà trường kết hợp với Đoàn trường và đội ngũ GVCN, phổ biến cho HS học tập nội quy trường học, xác định mục tiêu thái độ học tập những yêu cầu thực tiễn về kỷ cương, nề nếp. Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của các thế hệ HS đi trước nhằm nâng cao lòng tự hào, gắn bó của HS khi được học tập tại trường. Phổ biến cho gia đình HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở, đồng phục và động viên HS tự tin, phấn khởi bước vào năm học mới.

- Nhà trường tổ chức lễ khai giảng năm học mới thật trang trọng với sự tham gia của toàn thể HS, toàn thể các thầy cô giáo và đại diện cho các cấp, các ngành, Hội PHHS và các LLGD ngoài xã hội tạo cho HS những ấn tượng sâu sắc về ngày hội khai trường về sự quan tâm của xã hội đến GD.

- Nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 các LLGD trong và ngoài nhà trường kết hợp với gia đình tập trung GD cho HS lòng kính trọng lễ phép, biết ơn các thầy cô giáo, GD truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc thể hiện bằng hành động vươn lên học tập và rèn luyện tốt hơn.

- Một việc làm cũng có tác dụng hiệu quả đó là nhà trường kết hợp với Đài truyền thanh của huyện tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, các chủ trương, biện pháp GDĐĐ HS của nhà trường sâu rộng đến các gia đình và quần chúng nhân dân. Nhà trường kết phối hợp với chính quyền địa phương nơi có học sinh của nhà trường để chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cùng toàn thể nhân dân tổ chức trọng thể ngày 20/11 hướng về nhà trường, cử đại biểu đến chúc mừng, động viên các thầy cô và nhà trường, tôn vinh người thầy. Những hoạt động này kết hợp với hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng ngày hội của các thầy cô giáo, hoạt động này có tác dụng rất lớn đến tình cảm, thái độ đạo đức của HS, thúc đẩy các em vươn lên học tập tu dưỡng đạo đức.

- Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 với chủ đề GD: Noi gương anh bộ đội cụ Hồ, sinh hoạt “Tiếp lửa truyền thống”, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật của bộ đội cụ hồ.

- Đoàn trường phối hợp với Hội Cựu chiến bình của Huyện, Hội PHHS nhà trường tổ chức nói chuyện truyền thống vẻ vang của Quân đội, về những tấm gương hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, đặc biệt là các anh hùng liệt sĩ ở lứa tuổi TTN, tổ chức và tích cực tham gia các cuộc thi viết tìm hiểu về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, sinh hoạt chính trị “tiếp lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi 20” nhằm GD truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Cũng như vậy, kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh nhật Bác cũng sẽ huy động được nhiều tổ chức, nhiều lực lượng giáo dục tham gia GDĐĐ cho HS.

- Ban giám hiệu nhà trường cần huy động nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham gia: Đoàn trường, Công đoàn, GVCN, Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp để phối hợp chỉ đạo các hoạt động GDĐĐ.

- Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức, các lực lượng ngoài xã hội như Ban văn hoá Thị trấn, Đoàn Thị trấn...để tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thông qua các cuộc thi tìm hiều về Đảng, đất nước, Bác Hồ...tạo thành sân chơi rộng rãi, bổ ích với sự tham gia của nhiều LLGD trong nhà trường.

- Phát động trong HS cuộc thi viết tiểu phẩm, sáng tác thơ ca, tranh vẽ phê bình các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu trong đạo đức của HS.

- Kết hợp với Đoàn trường và gia đình GDĐĐ cho HS hư, HS cá biệt, lôi cuốn các em vào hoạt động của lớp, của Đoàn.

- Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho HS tham gia các hoạt động chí trị - xã hội ở địa phương như mít tinh, cổ động các ngày bầu cử, các ngày lễ hội truyền thống hay các hoạt động quyên góp nhân đạo.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để những hoạt động trên đạt hiệu quả, các nhà QLGD cần tìm hiểu, nghiên cứu chủ trương của Đảng, Đoàn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của nhà trường, tâm lý, nguyện vọng của HS và căn cứ vào các ngày lễ hội truyền thống để lựa chọn loại hình hoạt động thích hợp, chọn các LLGD tham gia tổ chức phối hợp GDĐĐ cho HS.

Căn cứ kế hoạch chỉ đạo của Cấp uỷ, chi bộ, BGH nhà trường. Đoàn trường xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả nội dung các hoạt động trên, tạo chuyển biến tích cực rõ rệt trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị.

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí của nhà trường có thể huy động thêm nguồn hỗ trợ của các đơn vị kinh tế, sự nghiệp đóng trên địa bàn Thị trấn để tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động và các điều kiện cần thiết cho các hoạt động GDĐĐ cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thực hiện chương trình hoạt động phải thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, gải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra chặt chẽ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động, kịp thời làm công tác khen thưởng, động viên, kiểm điểm rút ra bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 98)