Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 102)

cho học sinh.

Trong nhà trường phổ thông có rất nhiều hoạt động diễn ra nhưng tất cả các hoạt động đó dù ở cấp độ nào thì cũng cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất nhất định thì mới hoạt động có hiệu quả được. Vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho HĐ GDĐĐ trong và ngoài nhà trường là điều vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của hoạt động này.

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của công tác tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho ĐVTN học sinh của nhà trường trong năm học.

3.3.5.2. Nội dung , cách thức tiến hành biện pháp * Nội dung

Hiệu trưởng cần căn cứ vào cơ sở vật chất và tài chính do nhà nước cung cấp hằng năm để đầu tư mua sắm phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên với nguồn kinh phí như hiện nay thì hầu hết các trường THPT đều gặp không ít khó khăn trong HĐGDĐĐ. Vì vậy cần tiến hành công tác xã hội hoá GD một cách có hiệu quả để tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động giáo dục nói chung trong đó có HĐ GDĐĐ, phải làm cho các bậc cha mẹ học sinh và các cá nhân, tổ chức chính trị xã hội có nhận thức đúng đắn về giáo dục, qua đó phát huy được tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình ủng hộ, đóng góp cho HĐ GDĐĐ, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ đã đề ra.

* Cách thức tiến hành

Ngay sau khi kết thúc năm học ban giám hiệu, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức chính trị trong nhà trường tiến hành họp để đánh giá lại tình hình sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường ở năm học trước, nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ những khó khăn của nhà trường. Trên cơ sở kết quả của năm học trước, Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ đề xuất, tham mưu với cấp uỷ, BGH và các tổ chức xã hội tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất nhà trường.

Đoàn TNCS phải tha m mưu cho BGH những nô ̣i dung cu ̣ thể về hê ̣ thống CSVC thích ứng với nhu cầu hoa ̣t đô ̣ng của Đoàn .

+ Về phòng học, bàn ghế, bảng đen + Phòng thí nghiệm - thực hành + Thư viện

+ Tài liệu sách giáo khoa, thiết bị dạy - học.

+ Trang thiết bị phục vụ hoạt động GDĐĐ: Bạt che nắng, Sân khấu, âm thanh loa máy vv…

- Phát huy sức mạnh nội lực trong nhà trường tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học.

Về việc xây dựng cơ sở vật chất lớp học: Hiệu trưởng tổ chức cho các LLGD học tập nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác XHHGD. Từ việc nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong cộng đồng, họ sẽ giúp hiệu trưởng làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nắm bắt được tầm quan trọng của công tác giáo dục, yêu cầu vệ sinh học đường, đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện, thông qua điều lệ trường THPT. Từ đó vận động PHHS tham gia hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hoạt động GD của nhà trường.

Về đồ dùng dạy học: Nhà trường tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ

giáo viên và học sinh có ý thức tự lực tự cường trong giảng dạy và học tập. Ngoài những đồ dùng các môn được cấp trong chương trình học, các giáo viên còn tự làm đồ dùng phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc trưng từng hoạt động để phục vụ tốt cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh và hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Đoàn trường phối hợp với tổ chuyên môn phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học tới toàn thể giáo viên và học sinh nhà trường. Lấy kết quả tham gia để tính thi đua của mỗi giáo viên, chi đoàn học sinh.

Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mỗi năm nhà trường trích một phần kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng

cần thiết trong lớp học, trong phòng hội đồng: Như quạt điện, điện thắp sáng, tăng âm, loa đài, từng bước đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhà trường. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, huy động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

Trên cơ sở điều kiện hiện có hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch xin các cấp lãnh đạo hỗ trợ một phần kinh phí để từng bước xây dựng cở vật chất lớp học theo kịp với quy mô phát triển. Vận dụng mức đóng góp theo quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố, điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh, nhà trường tổ chức vận động đóng góp quỹ hỗ trợ hằng năm cho phù hợp.

Song song với các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp phục vụ cho việc dạy và học, Ban giám hiệu cần áp dụng một số biện pháp bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có cho hiệu quả, tránh sự thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng.

+ Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức tự bảo vệ của công cho mọi người. Đối với học sinh, qua các tiết học, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua chào cờ đầu tuần để giáo dục các em ý thức giữ gìn, bảo vệ của công, đồng thời nhắc nhở kịp thời những hiện tượng chưa tốt. Hằng tuần cho học sinh tổng vệ sinh các sáng thứ hai, thứ bẩy tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch - đẹp.

+ Thường xuyên kiểm tra, có biên bản phối hợp kiểm tra tài sản của các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn, đoàn thanh niên và có xác nhận của nhà trường. Do đó, tránh được sự thất thoát tài sản, tài sản được sử dụng lâu dài và hiệu quả.

- Xây dựng nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường học:

Nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất nhà trường là tiêu chí cần thiết để mọi người thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng cơ sở vật chất trường học.

Ban giám hiệu dự thảo nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho nhà trường. Dự thảo được đưa ra bàn bạc trong hội đồng giáo dục nhà

trường thông qua cuộc họp hội đồng. Tổng hợp ý kiến của cán bộ, giáo viên, sau đó xây dựng thành nội quy hoàn chỉnh.

- Giao quyền tự chủ, tự bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất:

Trên cơ sở đã xây dựng được nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường học. Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp giao quyền tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm về hệ thống CSVC lĩnh vực mình phụ trách cho các lực lượng tham gia làm công tác GD.

Đối với giáo viên và học sinh: Có trách nhiện sử dụng và bảo quản

toàn bộ cơ sở vật chất lớp học, trang thiết bị dạy học. Giữa giáo viên chủ nhiệm và bảo vệ kí kết giao nhận cơ sở vật chất, mọi hỏng hóc, mất mát trong giờ học giáo viên và học sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học sinh có trách nhiệm vệ sinh trong toàn khu lớp học của mình.

Đối với các tổ chức Đoàn, Công đoàn: Có trách nhiệm sử dụng và bảo quản các trang thiết bị được nhà trường giao để phục vụ tổ chức các hoạt động trong năm. Có trách nhiệm tham mưu cho nhà trường trong việc mua sắm bổ sung trang thiết bị hằng năm đáp ứng với yêu cầu của hoạt động và thực tiễn công tác của tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với bảo vệ: Ngoài giờ học, bảo vệ có trách nhiệm trông coi toàn

bộ tài sản lớp học, tài sản nhà trường, phát hiện những hỏng hóc có thể gây ảnh hưởng đến công tác dạy và học để sửa chữa khắc phục kịp thời.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Có trách nhiệm củng cố, hoàn

thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường, đáp ứng với mục tiêu phát triển GD trong thời kì mới.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường phải thống nhất được kế hoạch tổng thể việc xây dựng hệ thống CSVC chung cho nhà trường trong năm học, trong đó có những nội dung phát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Cán bộ giáo viên, PHHS, HS và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng CSVC phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Các cấp, các ngành từ thành phố đến huyện cần có chủ trương, chính sách hỗ trợ các trường trong công tác xây dựng hệ thống CSVC đáp ứng yêu cầu của công tác GD nói chung, GDĐĐ cho HS của nhà trường nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 102)