Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 91)

giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhận thức đúng về vị trí vai trò của công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động. Nó có ý nghĩa to lớn

đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình thực hiện công việc. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện và GDĐĐ trong nhà trường.

Qua thực tiễn hoạt động và kết quả điều tra cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác này chưa cao. Do vậy, theo tác giả điều đầu tiên là phải bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ từ đó phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý GDĐĐ cho HS.

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức, năng lực và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong nhà trường thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thống nhất công tác GDĐĐ cho HS.

3.3.1.2. Nội dung, cách thức tiến hành biện pháp:

* Nội dung

Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ QL và toàn thể GV, PHHS và các tổ chức xã hội cùng thấy được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS và sự cần thiết phải phối hơp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao kết quả GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung nâng cao nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh đó là:

Đối với cán bộ QL phải nhất quán quan điểm, đường lối của Đảng, các quy

định của Bộ, Sở GD & ĐT về công tác GDĐĐ, GD chính trị tư tưởng, về công tác QL GDĐĐ, về chỉ đạo phối hợp các LL GDĐĐ cho HS trong nhà trường và các lực lượng ngoài xã hội tạo nên sự chăm lo của toàn xã hội đến công tác GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay.

Đối với cán bộ Đoàn, phải nắm bắt mọi chủ trương của Đảng, của Đoàn,

chính quyền để có định hướng cho hoạt động của đoàn viên, vai trò chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, là người đại diện Hiệu trưởng quản lý toàn

diện tập thể học sinh một lớp học. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp GDĐĐ học sinh. Vì vậy, họ phải nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục về nhân cách và kết quả học tập của học sinh, nắm vững hoàn cảnh của từng em học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp. GVCN là linh hồn của tập thể lớp học sinh nhà trường. Chọn được đội ngũ GVCN đủ đức, tài thì việc quản lý GDĐĐ học sinh sẽ rất hiệu quả.

Đối với giáo viên giảng dạy, nâng cao ý thức trách nhiệm để họ có nhận

thức trong việc GDĐĐ cho HS qua các bài giảng góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn mọi hoạt động của học sinh trong cũng như ngoài giờ học.

Đối với gia đình học sinh, phải nhận thức đúng đắn về việc GD hình thành

nhân cách cho HS. Cùng với nhà trường, với GVCN có biện pháp thích hợp với từng đối trượng HS khác nhau, tạo nên tiếng nói chung để giáo dục HS.

Đối với các lực lượng xã hội, phải tuyên truyền để họ thấy được trách

nhiệm của mình với việc GDĐĐ cho HS những chủ nhân tương lai của đất nước và là lực lượng chính sau này tham gia các hoạt động điều hành xã hội. Nên việc GDĐĐ cho HS THPT phải được sự chăm lo của các lực lượng này. Được định hướng theo các tiêu chuẩn của xã hội hiện tại cho việc GDĐĐ HS.

* Cách thức tiến hành:

- Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng trang bị một số vấn đề cơ bản về công tác GDĐĐ cho Hội đồng giáo dục nhà trường; Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lý luận GDĐĐ.

- Tổ chức hội thảo về GDĐĐ, quản lý GDĐĐ cho HS, phân công rõ trách nhiệm của thầy cô, gia đình, từng bộ phận liên quan.

- Tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thi đua “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; “Thầy cô mẫu mực, trò chăm ngoan học giỏi”.

- Tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng của HS, gặp gỡ đối thoại với HS. Từ đó các bộ phận có liên quan có sự điều chỉnh trong cả nhận thức và hoạt động cho phù hợp với thực tiễn.

- Tổ chức các cuộc họp PHHS theo định kỳ để tuyên truyền cho PHHS về vị trí của gia đình đối với GDĐĐ cho HS; mục tiêu, nội dung, biện pháp GDĐĐ, những chủ trương, kế hoạch GDĐĐ của nhà trường. Trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với xã hội để thường xuyên làm tốt công tác GDĐĐ cho HS. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và PHHS về công tác GDĐĐ, việc phối hợp với nhau trong quá trình GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ cần thiết, nhưng không chỉ dừng lại ở một lần đầu tiên trong năm học mà tiến hành theo định kỳ, không họp phụ huynh theo hình thức làm cho xong việc mà phải được quán triệt thường xuyên trong nhiều hoạt động của nhà trường để mọi thành viên, mọi tổ chức thấm nhuần sâu sắc, biến thành hành động thiết thực trong quá trình GDĐĐ cho HS.

- Phát động trong GV, HS viết bài nêu gương người tốt, việc tốt, những hình thức GD tốt, đồng thời phối hợp với đài truyền thanh của huyện để tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong phạm vi toàn huyện.

- Trong những điều kiện có thể được nên tổ chức cho các thành viên chủ chốt của bộ máy đi thăm quan học tập các nhân tố điển hình về hoạt động này ở các địa phương trong thành phố hoặc các tỉnh khác. Đây là hình thức học tập từ thực tiễn nó vừa củng cố lý luận vừa phù hợp với nhận thức của những nhà giáo dục không chuyên. Bài học thực tiễn giúp họ khả năng vận dụng nhanh vào tình hình cụ thể của địa bàn huyện.

- Liên kết với các cở sở văn hoá, kết hợp với các điểm di tích lịch sử của địa phương và các huyện trong địa bàn thành phố cũng như các tỉnh lân cận để cho học sinh đến thăm quan, thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Mỗi tổ chức, cá nhân phải có nhận thức đúng đắn đối với việc quản lý GDĐĐ cho HS, nghĩa là phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản

lý GDĐĐ cho HS thông qua các chủ trương biện pháp và việc làm cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý GDĐĐ cho HS.

- Các đối tượng tham gia phải được trang bị đầy đủ cơ sở lý luận về hoạt động GDĐĐ cho HS THPT. Các thành viên của hội đồng giáo dục phải hiểu được mục tiêu của GDĐĐ; các chuẩn mực đạo đức, các phương pháp GDĐĐ đặc biệt là các phương pháp và hình thức để GDĐĐ cho HS. Bởi các thành viên chỉ hành động đúng và hiệu quả khi họ có lý luận trong tay. Nó đảm bảo cho tính mục đích, tính chuẩn mực của công tác luôn được thống nhất cao và không đi chệch hướng.

- Làm rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc huy động thống nhất các lực lượng xã hội tham gia công tác GDĐĐ cho HS. Đó chính là việc tổng hợp và phát huy sức mạnh trên một bình diện giáo dục cùng hướng tới đối tượng học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Một công việc vừa thiết thực, cụ thể vừa mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Mặt khác cũng khẳng định tính tất yếu của công tác này; Vì công tác GDĐĐ cho HS không phải là công tác đơn lẻ biệt lập của một đối tượng, một tổ chức xã hội nào, và chỉ một khi các lực lượng tham gia công tác này được huy động, được thống nhất thì những tiềm năng nội sinh của nó mới được phát huy cao độ hướng tới việc GDĐĐ cho đối tượng HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 91)