giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Từ thực trạng của các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo nói chung và trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng thì đội ngũ giáo viên trẻ ngày càng ít đi, do đó số giáo viên thực sự có điều kiện tham gia công tác Đoàn không còn nhiều. Để khắc phục thực trạng trên trong những năm tới nhà trường cần mạnh dạn bồi dưỡng và xây dựng mô hình Bí thư Đoàn trường là học sinh, đồng thời với nó là việc tách Đoàn học sinh với Chi đoàn giáo viên.
Việc xây dựng mô hình Bí thư Đoàn trường là HS sẽ từng bước phát huy được tính dân chủ, tự quản trong ĐVTN, nhiều hoạt động của Đoàn sẽ xuất phát từ nhu cầu của chính HS, phương thức tổ chức hoạt động gần với sở thích, nguyện vọng của HS, thu hút được đông đảo lực lượng TNHS tự nguyện tham gia.
Cán bộ đoàn là học sinh được rèn luyện, trưởng thành, tự khẳng định được mình trong quản lý điều hành tập thể, đề xuất và tổ chức các hoạt động cho thanh niên. Tổ chức Đoàn từng bước được khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nhà trường, đặc biệt rõ nét trong tổ chức các hoạt động tự giáo dục, rèn luyện đạo đức của học sinh và hoạt động văn hoá, xã hội, thể dục thể thao.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm ít ỏi, quỹ thời gian bị hạn chế do phải tập trung cho việc học văn hoá nên trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình Bí thư Đoàn trường là HS khó có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao.
Để khắc phục hạn chế như nêu ở trên đòi hỏi phải xây dựng cho được một TLTN trong mỗi nhà trường là việc làm hết sức quan trọng và có vai trò quyết định đến công tác giáo dục nói chung và GDĐĐ cho HS nhà trường nói riêng.
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Khắc phục tình trạng khó khăn trong việc bố trí cán bộ giáo viên khi đã quá tuổi tham gia các chức danh trong tổ chức của Đoàn. Hỗ trợ cho Bí thư Đoàn trường là học sinh điều hành tốt mọi hoạt động GDĐĐ cho HS của Đoàn trường trong năm học.
Đảm bảo nội dung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các Nghị quyết của Đoàn, cơ quan tới đoàn viên thanh niên nhà trường một cách chính xác, khoa học, sát với tình hình thực tế hoạt động của cơ quan đơn vị.
3.3.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp * Nội dung
TLTN đóng vai trò cầu nối giữa Đoàn trường với Chi bộ, Ban Giám hiệu, chi đoàn giáo viên, Hội đồng Sư phạm, Hội phụ huynh học sinh, là hạt nhân tập hợp lực lượng ĐVTN, đồng thời là người xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với từng giai đoạn, từng chủ điểm, từng đợt thi đua cho ĐVTN trong nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để học sinh phấn đấu vươn lên, đưa những học sinh còn yếu trong tu dưỡng rèn luyện vào những hoạt động thiết thực hữu ích để các em cùng tiến bộ, qua đó góp phần tích cực và hiệu quả trong GDĐĐ cho HS. Để phát huy mạnh mẽ tính tích cực của tổ chức Hội LHTN trong
nhà trường thì các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội LHTN với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các LLGD khác nhằm tăng cường phát huy hiệu quả GD đồng thời phải tạo điều kiện về nhân lực, vật lực cho ĐTN hoạt động.
* Cách thức tiến hành
- Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường tham mưu cho Cấp uỷ chi bộ trong việc chọn lựa, bố trí cán bộ làm TLTN là giáo viên có năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường trong tình hình mới.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội LHTN với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các LLGD khác nhằm tăng cường phát huy hiệu quả GD đồng thời phải tạo điều kiện về nhân lực, vật lực cho ĐTN hoạt động.
- Tổ chức hội nghị liên tịch và ký giao ước thi đua thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động thực hiện công tác GDĐĐ cho HS giữa Hội LHTN với Đoàn trường, nhà trường và các LLGD khác.
- Triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp GDĐĐ cho học sinh.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các lực lượng tham gia phối hợp. - Tổng kết, đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại hạn chế và tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho những năm tiếp theo.
- Xây dựng lớp tâ ̣p huấn nghiê ̣p vu ̣ cho cán bô ̣ đoàn là ho ̣c sinh để trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động công tác tại chi đoàn.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Chi uỷ, BGH nhà trường phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao trong việc lựa chọn HS làm Bí thư Đoàn trường và bố trí TLTN là GV có đủ năng lực, trình độ và nhiệt tình trong công việc; hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí cho Đoàn hoạt động và chế độ đãi ngộ (như miễn giảm học phí) cho cán bộ Đoàn là học sinh.
- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng học sinh kế cận làm công tác bí thư Đoàn trường và năng lực quản lý cho lực lượng TLTN.
- Có cơ chế phối hợp rõ ràng về tổ chứ c, đầu tư, nhiê ̣m vu ̣ và quyền lợi giữa Đoàn trường với TLTN và nhà trường trong các hoạt động GDĐĐ cho HS.