Đội ngũ giáo viên ở các trường THPT nói chung, trường THPT Nguyễn Khuyến huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nói riêng là những người được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Về nghiệp vụ, họ là những người có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học dạy học, giáo dục học đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều, phần lớn các GV còn rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, một số GV coi công tác chủ nhiệm là công việc phụ chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Mặt khác trong quá trình đào tạo của các trường sư phạm chưa quan tâm nhiều tới việc rèn kỹ năng GDĐĐ cho SV; khi sinh viên sư phạm đi thực tập thì cũng chỉ tập trung vào luyện dạy kiến thức chứ không quan tâm nhiều đến rèn kỹ năng DGĐĐ. Điều quan trọng hơn nữa là ý thức tự tu dưỡng rèn luyện kỹ năng GDĐĐ của SV còn rất hạn chế nên khi ra công tác thì rất lúng túng nếu được giao làm công tác chủ nhiệm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động QL công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng, đồng thời ảnh hưởng đến sự chỉ đạo của Bí thư Đoàn tại các trường THPT hiện nay.
1.5.1.2. Chương trình GDĐĐ còn hạn chế
- Công tác GDĐĐ ở trường THPT hiện nay mới chỉ tập trung ở bộ môn GDCD còn các bộ môn khác thì hầu hết chỉ tập trung vào dạy kiến thức, ít quan tâm GDĐĐ thông qua bộ môn. Mặt khác, do thời lượng quy định giảng dạy bộ môn GDCD quá ít (1tiết/lớp/tuần) nên hiệu quả giáo dục ở bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu của công tác này.
- Việc lồng ghép công tác GDĐĐ vào các môn học và chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mới chỉ là thử nghiệm, chưa có hệ thống và chương trình bài bản nên chất lượng GDĐĐ còn nhiều hạn chế.
1.5.1.3. Đặc điểm của nhà trường
Do địa bàn huyện ở vùng nông thôn xa trung tâm thành phố, thu nhập thấp nên các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi, các giáo viên có trình độ cao trong thành phố không muốn về công tác tại các trường trong huyện gây khó khăn cho
việc tuyển chọn đội ngũ GV trong đó chọn GV làm công tác Đoàn lại càng gặp nhiều khó khăn. Học sinh của nhà trường hầu hết là con em lao động nghèo, phần lớn gia đình HS là sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm đến việc học tập và giáo dục con cái của một phần không nhỏ phụ huynh còn phó mặc cho nhà trường.
1.5.1.4. Cơ chế chính sách:
Cơ chế chính sách của nhà nước đối với cán bộ đoàn còn nhiều bất cập như: phụ cấp chức vụ cho chức danh Bí thư, P.Bí thư Đoàn không được đóng bảo hiểm xã hội; Kết quả thi đua của Đoàn không được dùng làm tiêu chí đánh giá thi đua nhà trường vv.... Mặt khác, do trường đóng trên địa bàn nông thôn khó khăn nên khả năng huy động nguồn lực kinh tế từ XHHGD rất yếu. Vì vậy điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV kiêm nhiệm công tác Đoàn còn hạn chế. Nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương chưa có cơ chế QL rõ ràng; chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ đoàn giỏi, nên hiện tượng cán bộ đoàn giỏi sau một thời gian công tác lại xin chuyển công tác đến môi trường, hoă ̣c vi ̣ trí làm việc có đãi ngộ tốt hơn là việc xảy ra thường xuyên, liên tục tại các trường hiện nay.