KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 123)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1) Cói CKBTDĐ tiêm mọc đứng, đường kính thân và số lượng bó mạch lớn, rễ nhỏ, chắc, sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao thân khí sinh lớn, cho năng suất cao nhất trong 3 mẫu giống tham gia nghiên cứu (đạt 9,916 tấn/ha), hàm lượng xelulose khá cao (45,07%) nên sợi cói dai và thích hợp cho sản xuất chiếu xuất khẩu. Cói CKBTDX có tiêm mọc xiên, đường kính thân và số lượng bó mạch lớn nhất trong 3 giống nghiên cứu, rễ nhỏ, chắc, sinh trưởng khỏe, chiều cao thân khí sinh và tỷ lệ cói loại 1 lớn nhất, nhưng do thân to xốp, khả năng chống đổ kém, hàm lượng xelulose thấp nên năng suất, chất lượng chỉ đạt mức trung bình. Cói Bông Nâu có tiêm mọc đứng, đường kính thân và số lượng bó mạch nhỏ, rễ to và xốp nhất trong 3 giống nghiên cứu dẫn đến khả năng sinh trưởng chậm, năng suất chỉ đạt ở mức trung bình, không có cói dài loại 1, nhưng khả năng chống đổ tốt, hàm lượng xelulose cao nhất (49,70%) nên sợi cói dai và thích hợp với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.

2) Sử dụng ruộng cói lưu gốc 2 - 3 năm tuổi để nhân giống; Ruộng cói được cắt éo 2 lần/vụ; Tách mầm cói vào vụ Xuân, khi có 2-3 lá bao mầm đã xòe hẳn và có đường kính từ 3 - 5 mm; Chiều cao cắt mầm cói phù hợp từ 15 - 30 cm; Khi tách mầm để 2 dảnh liền nhau/khóm, tách xong nên trồng ngay, trong điều kiện chưa chuẩn bị kịp đất hoặc công lao động có thể bảo quản trong điều kiện bóng mát và giữ ẩm gốc tối đa 3 ngày không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cói; Trồng cói với khoảng cách hàng 15 - 15 - 30 cm, cây cách cây 25 cm (tương ứng với mật độ 20 khóm/m2 hay 40 cây/m2), kết hợp với sử dụng phân viên nén để bón đạt hệ số nhân giống cao nhất từ 11,50 - 13,95 lần/vụ.

3) Mức bón N, P, K thích hợp cho từng cho từng vùng như sau: 100 kg N/ha tại Kim Sơn và 130 kg N/ha tại Nga Sơn; 60 kg P2O5/ha tại Kim Sơn và 90 kg P2O5/ha tại Nga Sơn; 30 kg K2O/ha tại Kim Sơn và 60 kg K2O/ha tại Nga Sơn.

Bón N, P, K phối hợp ở dạng viên nén thích hợp nhất cho cói ở mức: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha tại Kim Sơn - Ninh Bình và (130 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha tại Nga Sơn - Thanh Hóa.

Toàn bộ lượng phân trên được bón 2 lần (với tỷ lệ 30 : 70 hoặc 50 : 50): lần 1 bón khi bắt đầu vụ chăm sóc; lần 2 bón cách lần một 30 ngày. Bón bổ sung đạm urê với lượng 60kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N/ha trong vụ Mùa trước khi thu hoạch 25 ngày cho năng suất và hiệu quả cao nhất.

4) Mô hình trồng cói CKBTDĐ bón phân viên nén cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống ở cả vụ Xuân và vụ Mùa trên hai địa điểm nghiên cứu. Trong đó, mô hình bón phân viên nén trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn, Thanh Hóa cho năng suất và hiệu quả kinh tế, lãi thuần cao nhất (Năng suất cói chẻ khô 10,96 tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 43,35%, lãi thuần 63,681 triệu đồng/ha, mức tăng năng suất 17,72%, mức tăng hiệu quả kinh tế 35,45% so với mô hình đối chứng.

2. Kiến nghị

Đề nghị áp dụng rộng rãi việc sử dụng phân viên nén chuyên dụng cho các vùng trồng cói. Đồng thời kết hợp ứng dụng quy trình trồng cói thâm canh cải tiến với giống cói CKBTDĐ để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Những vùng có nhu cầu cao về nguyên liệu cói làm hàng thủ công mỹ nghệ, có thể trồng giống cói Bông Nâu và kết hợp áp dụng quy trình mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)