Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 70)

- Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.

3.1.1.2.Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống có

Đặc điểm hoa và hạt là chỉ tiêu quan trọng trong công tác lai tạo giống. Không những vậy, thời điểm ra hoa còn là căn cứ quan trọng để chăm sóc và thu hoạch cói, bởi vì khi ra hoa cây cói ngừng sinh trưởng sinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Do vậy, muốn tăng chiều cao của cói để đạt tỷ lệ cói dài loại 1 cao phải bón thúc phân trước khi cây ra hoa. Trong thực tế sản xuất người dân thường bón thúc đạm lần cuối cho cói trước khi thu hoạch 20 - 25 ngày. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói

Giống cói

Đặc điểm CKBTDĐ CKBTDX BN

Hình dạng hoa Bông chùm Bông chùm Bông chùm

Màu sắc hoa Vàng xám Vàng xám Nâu xám

Chiều dài bông hoa (cm) 12,5 ± 1,21 18,7 ± 1,12 8,7 ± 0,96

Góc độ nở hoa (°) 77,7 ± 2,92 95,7 ± 3,57 59,7 ± 3,68

Thời gian ra hoa 25/5-15/6

25/8 -15/9

25/5-15/6 25/8 -15/9 25/8 -15/9

15/6 15/9 15/9

Số gié/bông 3 - 4 gié lớn 3 - 4 gié lớn 3 - 4 gié lớn

6 - 7 gié nhỏ 6 - 7 gié nhỏ 6 - 7 gié nhỏ

Số hoa/bông 3592 ± 430,6 4514 ± 314,2 2472 ± 285,4 Hình dạng hạt Hình trứng thuôn dài Hình trứng thuôn dài Hình trứng thuôn dài Khối lượng 1.000 hạt (mg) 126,0 ± 3,69 127,0 ± 3,46 126,0 ± 3,69

Cả 3 mẫu giống cói đều có hoa dạng bông chùm. Tuy nhiên, có sự khác nhau về: màu sắc, kích thước, góc độ nở hoa, thời gian ra hoa, số gié/hoa và số hoa/bông.

Màu sắc hoa: cói CKBTDĐ và CKBTDX hoa cùng có màu vàng xám, còn của cói BN là màu nâu xám.

Chiều dài bông: lớn nhất là mẫu giống CKBTDX (18,7±1,12cm), ngắn nhất là BN (8,7 ± 0,96cm), còn của mẫu giống CKBTDĐ là 12,5 ± 1,21 cm.

Thời gian ra hoa: Cói CKBTDĐ và CKBTDX cùng ra hoa từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 (cói vụ chiêm) từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 (cói vụ mùa). Còn cói BN ra hoa muộn hơn vào khoảng giữa tháng 6 (vụ Xuân) và giữa tháng 9 (vụ Mùa).

Vì vậy, muốn bón phân thúc để tăng chiều cao thân khí sinh cói CKBTDĐ và CKBTDX cần phải bón sớm vào đầu tháng 5 đối với cói vụ chiêm và đầu tháng 8 đối với cói vụ Mùa. Còn đối với cói BN có thể bón muộn hơn vào trung tuần đến cuối tháng 5 đối với cói vụ chiêm và bón vào trung tuần đến cuối tháng 8 đối với cói vụ Mùa. Thời gian thu hoạch cói CKBTDĐ, CKBTDX có thể diễn ra cùng một thời điểm và sớm hơn cói BN khoảng 15 ngày trong cả hai vụ Chiêm và Mùa.

Góc độ nở hoa giữa các mẫu giống cói cũng có sự khác nhau. Góc độ nở hoa của CKBTDX lớn nhất là 95,7 ± 3,57°, sau đó đến CKBTDĐ (77,7 ± 2,92°) và cuối cùng là Bông Nâu (59,7 ± 3,68°). Mỗi bông hoa đều có từ 3 - 4 gié lớn, 6 - 7 gié nhỏ, tuy nhiên số lượng hoa trên mỗi bông lại có sự khác nhau rất lớn. Cói CKBTDX có số hoa/bông lớn nhất khoảng 4514 ± 314,2 hoa/bông, tiếp đến là cói CKBTDĐ khoảng 3592 ± 430,6 hoa/bông và nhỏ nhất là của mẫu giống BN chỉ đạt khoảng 2472 ± 285,4 hoa/bông.

Hạt: cả 3 mẫu giống cói hạt đều có hình trứng thuôn dài. Khối lượng 1000 hạt của các mẫu giống cói tương đương nhau dao động từ 126,0 ± 3,69 mg (cói CKBTDĐ, cói Bông Nâu ) đến 127,0 ± 3,46 mg (cói CKBTDX).

Hình 3.7. Hạt cói CKBTDĐ

Hình 3.8. Hạt cói CKBTDX

Hình 3.9. Hạt cói BN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 70)