Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 53)

phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói.

Thí nghiệm gồm 3 công thức:

CT1: Cói CKBTDĐ (đ/c); CT2: Cói CKBTDX; CT3: Cói BN.

Tất cả các công thức TN được lấy giống ở những ruộng cói hai năm tuổi. Mật độ cấy 20 khóm/m2 (cấy 2 dảnh/khóm) với khoảng cách (20 x 25 cm), chiều cao cắt mầm là 30 cm. Diện tích ô TN là: 9 m2 (kích thước: 3 x 3 m).

Quy trình bón phân áp dụng cho thí nghiệm:

- Tại Kim Sơn - Ninh Bình: (200 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha; - Tại Nga Sơn - Thanh Hóa: (260 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân được bón thành nhiều đợt:

+ Bón lót: (10% N + 100% P2O5 + 50% K2O)/ha sau khi phát éo; + Bón thúc lần 1: 25% N/ha sau bón lót 20 ngày;

+ Bón thúc lần 2: (30% N + 50% K2O)/ha sau bón thúc lần 1: 15 ngày; + Bón thúc lần 3: 35% N/ha trước khi thu hoạch 25 ngày.

- Cách bón: các loại phân được bón vãi đều trên mặt ruộng.

2.4.1.2. Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp tách mầm

Gồm 11 TN (từ TN2 đến TN12), được thực hiện trên cả 2 địa điểm nghiên cứu. Diện tích mỗi ô TN là 5 m2 ( kích thước: 2 x 2,5 m).

- Lượng phân bón áp dụng cho tất cả các TN ở cả 2 địa điểm nghiên cứu là: (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha.

Trong tổng số (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha bón (90 kg N + 40 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha dưới dạng phân viên nén NPK (16 : 7 : 12) còn lại (40 kg N + 20 kg P2O5)/ha bón dưới dạng phân rời (đạm Urê và supe lân)

- Kỹ thuật bón phân:

+ Bón lót: (90 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. (Trong 60 kg P2O5 có 40 kg ở dạng phân viên nén NPK (16:7:12) và 20 kg ở dạng phân rời supe lân).

+ Bón thúc: 40 kg N ở dạng urê trước thu hoạch 20 - 25 ngày.

+ Cách bón: Phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27 cm; Phân lân và đạm được bón rải đều trên mặt ruộng. Riêng công thức bón phân rời ở thí nghiệm 10 thời gian bón như sau:

Bón lót: 10% N + 100% P2O5 + 50% K2O; Bón thúc đợt 1: 25% N sau bón lót 20 ngày;

Bón thúc đợt 2: 30% N + 50% K2O sau lần 1: 15 ngày; Bón thúc đợt 3: 35% N còn lại trước thu hoạch 25 ngày.

+ Mầm cói của các TN được lấy trên ruộng cói CKBTDĐ hai năm tuổi (trừ TN2, tuổi mầm được lấy trên các ruộng có độ tuổi như các công thức thí nghiệm đã quy định);

+ Chiều cao mầm: 30 cm (trừ TN4, chiều cao của mầm như các công thức trong TN);

+ Cấy 2 dảnh /khóm (trừ TN5 cấy số dảnh/khóm theo các công thức đã định);

+ Khoảng cách cấy 20 x 25 cm (20 khóm/m2) (trừ TN10 và TN11 trồng theo khoảng cách các công thức trong TN);

+ Mầm cói tách xong đem cấy ngay trong ngày (trừ TN7 thời gian cấy sau khi tách mầm như quy định của các công thức).

Cụ thể các thí nghiệm về nội dung nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 53)