0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánh của cây có

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HÓA (Trang 30 -30 )

Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ mầm thứ nhất của thân ngầm sẽ mọc ra 2 nhánh, 2 nhánh mọc ra từ 1 thân ngầm sẽ tạo thành 2 ngọn. Khi nhánh nhô lên khỏi mặt đất từ 5 - 20 cm, các lá mác vẫn chưa xòe ra được gọi là cói đâm tiêm. Sau 5 - 7 ngày, lá mác xòe ra gọi là đẻ nhánh. Cây cói có thể đâm tiêm và đẻ nhánh liên tục nhưng chia thành từng đợt rộ, thường cứ 23 - 25 ngày có một đợt tiêm. Ở miền Bắc trong điều kiện vụ Xuân cói đâm tiêm chậm, còn vụ Mùa thời tiết thuận lợi cứ 8 - 12 ngày có một đợt rộ. Những tiêm ra vào tháng giêng, tháng 2 chiều cao chỉ phát triển tới 60 - 70 cm thì tàn lụi (dễ bị nấm hại và loại này chỉ dùng làm bổi) Lứa tiêm hữu hiệu thường tập trung vào các đợt cuối tháng 3 đầu tháng 4 (cói chiêm) và vào tháng 7, 8 (cói mùa). Lứa tiêm tháng 11, tháng 12 nếu chăm sóc tốt và đất đai màu mỡ thì sang tháng 2 có thể thu được (thân hữu hiệu cói dài, đanh sợi có thể thu hoạch để dệt chiếu, làm thủ công mỹ nghệ). Ngoài các đợt tiêm rộ, tập trung trên, các đợt tiêm khác do điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thường bị chết lụi và trở thành cói bổi. Khi nhiệt độ dưới 120C tiêm cói hầu như không phát triển, trên 250C cói đẻ nhánh thuận lợi. Đất có độ pH: 6 - 7 và độ mặn 0,15 - 0,20% thích hợp cho cói đẻ nhánh. Mực nước trong ruộng quá sâu không có lợi cho cói đâm tiêm, cần giữ lớp nước mỏng hoặc đất vừa đủ ẩm để cói đâm tiêm tốt. Nếu ruộng luôn đủ ẩm thì sự đâm tiêm càng cao. Cói phát triển tốt

nhất là cói ráo chân hoặc là 4 ngày ráo chân 1 ngày, mực nước khoảng 5cm. Cói sẽ hoàn thành đâm tiêm sớm, số tiêm nhiều hơn. Cấy mống càng sâu, ngày kết thúc đâm tiêm càng lâu, bón phân NPK theo tỷ lệ thích hợp thì cói đâm tiêm nhanh, tập trung và khoẻ (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).

Vụ cói chiêm, tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 là lúc nhiệt độ tăng dần và bắt đầu có mưa rào nên cần bón phân trước thời kỳ đâm tiêm mới có thể đạt tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Đối với vụ mùa, tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 do vậy cần bón phân trước tiết lập thu (ngày 7 - 8 tháng 8 hàng năm) mới có thể đảm bảo tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Bón phân chuồng đầy đủ kết hợp bón N, P, K với tỷ lệ thích hợp, kết hợp với điều tiết nước làm cho cói đâm tiêm đẻ nhánh thuận lợi (Nguyễn Tất Cảnh, 2010).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HÓA (Trang 30 -30 )

×