Các chỉ tiêu theo dõi:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 62)

- Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.

2.4.3.Các chỉ tiêu theo dõi:

2.4.3.1. Các chỉ tiêu đặc điểm thực vật học

a) Các chỉ tiêu về hình thái của các mẫu giống cói

- Màu sắc, hình dạng thân: quan sát trên thân trưởng thành. - Số lá bắc/thân.

- Kích thước lá bắc (cm): Đo chiều dài và chiều rộng của lá bắc, chiều rộng chỗ rộng nhất.

- Màu sắc, hình dạng lá bắc: quan sát lá trên cây trưởng thành. - Chiều dài lá bao thân (cm).

- Màu sắc, hình dạng hoa (quan sát khi hoa nở). - Số hoa/bông.

- Khối lượng 1000 hạt (mg). - Đặc điểm giải phẫu thân cây cói. - Dạng tiêm.

- Chiều cao thân sinh (cm): Đo từ mặt đất đến khoang cổ. - Tiết diện thân khí sinh.

b) Chỉ tiêu về giải phẫu của cói

Một số đặc điểm giải phẫu của 3 mẫu giống cói được nghiên cứu thông qua lát cắt ngang thân và rễ.

Cách tiến hành:

+ Lấy mẫu: Lấy thân khí sinh và rễ của 3 mẫu giống nghiên cứu vào thời điểm cây đã ra hoa.

+ Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm:

Bước 1: Thân khí sinh và rễ được cắt thành các đoạn ngắn ngâm trong nước 120 phút.

Bước 2. Lấy mẫu rửa sạch, chọn những đoạn thân, rễ không bị sâu bệnh ngâm vào cồn 70º (1 tuần).

Bước 3: Dùng dao lam cắt thân, rễ thành những lát thật mỏng cho vào nước cất. Lát cắt phải đạt tiêu chuẩn của lát cắt giải phẫu (nghĩa là khi soi lên kính hiển vi chỉ nhìn thấy duy nhất 1 lớp tế bào) so sánh được sự khác nhau giữa các mẫu giống. Bước 4: Rửa sạch cồn ở những lát cắt mỏng, nhỏ cồn hỗn hợp để làm trắng mẫu.

Bước 5: Khi mẫu đã được tẩy trắng có thể bắt màu tốt thì tiến hành nhuộm kép. Cách nhuộm: chọn những lát cắt đẹp rửa lại nhiều lần bằng nước cất cho vào lọ penisilin. Đầu tiên nhuộm trong dung dịch carmine với thời gian tối thiểu là 180 phút, sau đó rửa sạch mẫu bằng nước cất nhiều lần rồi tiếp tục cho dung dịch xanhmetylen vào, khoảng 1 phút sau rửa sạch mẫu bằng nước cất và cố định màu bằng dung dịch glyxerin.

Bước 6: Đưa mẫu lên kính hiển vi, quan sát và đo đếm các chỉ tiêu. - Đối với đặc điểm giải phẫu thân khí sinh đo đếm các chỉ tiêu sau: + Số lượng bó mạch to, bó mạch nhỏ (bó);

+ Chiều dài bó mạch to (µm); + Cách sắp xếp các bó mạch to.

+ Số lượng khoảng gian bào;

+ Chiều dài từ tâm đến biểu bì (µm); + Chiều dài tia mạch (µm).

2.4.3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất

- Tổng số tiêm (tiêm/m2):

Đếm tất cả số tiêm bao gồm mầm cói (tiêm chưa có lá thật), tiêm đã trưởng thành (đã có lá thật và lá bắc) và tiêm vô hiệu.

- Số tiêm hữu hiệu (tiêm/m2):

Đếm các tiêm đã trưởng thành, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. - Số tiêm vô hiệu (tiêm/m2):

Tiêm bị mất ngọn, sâu bệnh hại, tiêm ra hoa khi còn nhỏ. - Số mầm cói (mầm/m2):

Đếm tất cả các mầm cói trong ô (tiêm mới nhú lên, lá bắc chưa xoè, thân khí sinh còn nằm trong các lá bao gốc, chưa có lá thật).

- Đường kính thân cói (cm): Dùng thước Panmer.

- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của vuốt lá (cm); - Phân loại sản phẩm cói theo Nguyễn Tất Cảnh (2010):

Loại 1: ≥ 1,65 m; Loại 2: 1,55 - < 1,65 m; Loại 3: 1,35 - < 1,55 m; Loại 4: < 1,35 m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ khô/tươi (xác định bằng cách dùng 1kg cói tươi đem chẻ và phơi khô, sau đó cân khối lượng thu bao nhiêu kg).

- Năng suất thực thu:

Năng suất tươi: Thu riêng từng ô và phân loại cói (loại 1, 2, 3), cân khối lượng từng loại và toàn ô (tấn/ha);

Năng suất khô (năng suất thực thu): cói tươi đem chẻ và phơi khô, cân khối lượng (tấn/ha).

2.4.3.3. Chỉ tiêu về hệ số nhân giống

Hệ số nhân giống (lần/vụ) = (Tổng số tiêm/m2 x Tỷ lệ tiêm hữu hiệu)/ (Tổng số mầm cấy/m2 x Tỷ lệ mầm sống).

2.4.3.4. Chỉ tiêu về chất lượng

Hàm lượng Xenlulose: Mẫu cói được lấy theo phương pháp 5 điểm đường chéo, đem phơi khô, nghiền nhỏ và phân tích hàm lượng xenluloza bằng phương pháp Kirsner và Ganie tại Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau, quả (Viện Nghiên cứu Rau quả).

2.4.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ:

- Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ được đánh giá theo Nguyễn Tất Cảnh (2010). Cụ thể:

- Đối với sâu đục thân hại cói:

+ Mật độ sâu (con/m2) = Số sâu trung bình của 1 điểm điều tra (0,4 x 0,5m = 0,2 m2) × 5.

- Đối với Bệnh đốm vàng:

Tỷ lệ bệnh (%) =

- Khả năng chống đổ: Quan sát trực tiếp bằng mắt và đánh giá bằng cách cho điểm tại thời điểm thu hoạch theo thang điểm như sau:

+ Đổ nhẹ (0 - 25%); + Đổ trung bình (> 25% - 50%); + Đổ nặng (> 50% - 75%); + Đổ rất nặng (> 75%).

2.4.3.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mô hình:

- Lãi dòng (thu nhập thuần): RAVC = GR - TVC. Trong đó:

+ GR: Tổng thu; + TVC: Tổng chi phí ;

- Tỷ số giá trị lợi nhuận biên: MBCR =

Trong đó:

+ GRN: Tổng thu của mô hình canh tác mới; Số tiêm bị bệnh

Tổng số tiêm điều tra × 100.

TVCN - TVCf GRN - GRf

+ GRf: Tổng thu của mô hình canh tác hiện tại của nông dân; + TVCN: Tổng chi của mô hình canh tác mới;

+ TVCf: Tổng chi của mô hình canh tác hiện tại của nông dân (Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tôn, 2013).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 62)