Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 115)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

3.4.6.Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,

3.4.6.Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định bón phân viên nén cho năng suất cói cao hơn so với bón phân rời. Tuy nhiên, do phân viên nén được bón trên bề mặt ruộng và chỉ được bón tập trung 2 lần/vụ (lần 1 khi chăm sóc cói đầu vụ, lần 2 bón sau lần một 30 ngày) với một lượng đạm thấp hơn rất nhiều so với phương pháp bón truyền thống. Vì vậy, cây cói dễ bị thiếu dinh dưỡng đặc biệt là đạm vào giai đoạn sau của chu kỳ sinh

trưởng nếu điều kiện thời tiết bất thuận làm cho lượng đạm trong phân viên nén bị bay hơi hay rửa trôi. Do đó, việc bón bổ sung thêm đạm cho cói để chắc chắn đạt năng suất cao là việc làm rất cần thiết cần thiết mà không làm tăng lượng N so với canh tác cói truyền thống.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất, chất lượng cói CKBTDĐ được thể hiện qua bảng 3.29.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Công thức

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Tỷ lệ cói loại 1 (%)

Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa

CT1 8,300d 8,133c 27,47 26,84 CT2 8,690cd 8,613bc 30,16 29,03 CT3 9,300b 9,030ab 35,12 34,61 CT4 9,930a 9,483a 37,05 36,20 CT5 9,480ab 9,303ab 35,86 34,21 CT6 9,133bc 8,940b 33,24 32,75 LSD0,05 0,5439 0,7179 CV% 4,5 4,4

Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Trong vụ Xuân: CT4 (bón bổ sung 60 kg N/ha) cho năng suất thực thu cao nhất đạt 9,930 tấn/ha tương đương với CT5 (bón bổ sung 80 kgN/ha) và cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95%.

Trong vụ mùa: Năng suất thực thu cao nhất đạt 9,483 tấn/ha cũng ở mức bón bổ sung 60 kg N/ha, nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê so với năng suất đạt được ở mức bón 80 kg N (9,30 tấn/ha) và 40 kg N (9,03 tấn/ha);

tiếp theo là năng suất thực thu đạt được ở các mức bón bổ sung 100 và 20 kg N/ha lần lượt là: 8,94; 8,61 tấn/ha; thấp nhất ở CT1 (không bón bổ sung) chỉ đạt 8,13 tấn/ha (bảng 3.29).

Như vậy, có thể khẳng định mức đạm bón thúc bổ sung trước khi thu hoạch 25 ngày trong vụ Xuân 60 kg N và 40 kg N/ha trong vụ Mùa là phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 115)