- Đặc điểm giải phẫu rễ
10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,
3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên bề mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông
trên bề mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.26 đã khẳng định cách bón phân viên nén trên bề mặt cho năng suất tương đương với bón phân viên nén theo phương
pháp dúi sâu nhưng với cách bón này sẽ giảm được đáng kể công lao động để bón phân so với phương pháp bón dúi sâu.
Tuy nhiên, việc bón phân viên nén trên bề mặt nếu cũng bón một lần vào đầu vụ chăm sóc như cách bón dúi sâu sẽ gặp một số bất lợi làm giảm hiệu quả của phân bón:
Thứ nhất là phân dễ bị bốc hơi dưới tác dụng của nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh trong điều kiện vụ mùa;
Thứ hai là phân dễ bị rửa trôi bởi những trận mưa lớn và do cách tưới tràn tháo kiệt như vẫn áp dụng ở các vùng trồng cói hiện nay.
Vì vậy, để tăng hiệu quả của phân viên nén khi bón ném trên bề mặt đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén bằng cách ném trên bề mặt tới năng suất của cói. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.27.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng
Công thức
Năng suất thực thu (tấn/ha)
Tỷ lệ cói loại 1 (%)
Kim Sơn Nga Sơn Kim Sơn Nga Sơn
Không bón 4,677c 4,777c 0,00 0,00 Bón PVN 1 lần 8,354b 8,377b 35,12 37,70 Bón PVN 2 lần (50:50) 9,046a 9,111a 37,78 38,65 Bón PVN 2 lần (30:70) 9,089a 9,141a 38,33 39,65 LSD0.05 0,6770 0,7243 CV% 4,4 4,9
Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Số lần và tỷ lệ bón phân viên nén khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ cói loại 1.
Công thức bón chia làm 2 lần bón (50:50 và 30:70) cho năng suất cao nhất. Công thức bón 50:50 cho năng suất thực thu 9,046 tấn/ha tại Kim Sơn và 9,111 tấ/ha tại Nga Sơn. Công thức bón 30:70 có năng suất: 9,089 tấn/ha (Kim Sơn); 9,141 tạ/ha (Nga Sơn). Giữa hai công thức này không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05, nhưng cao hơn hẳn so với công thức bón 1 lần và công thức không bón ở độ tin cậy 95%(bảng 3.27).
Như vậy, có thể khẳng định bón phân viên nén trên mặt ruộng theo cách chia 2 lần bón với tỷ lệ: 50:50 hoặc 30:70 đã hạn chế được sự thất thoát phân bón hơn so với cách bón 1 lần ngay từ đầu vụ, do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón dẫn đến cho năng suất cói cao nhất.