Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 91)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

3.2.6.Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

3. Đặc điểm nông học

3.2.6.Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Cói cũng như các cây trồng khác, khả năng sinh trưởng, phát triển ngoài sự chịu chi phối của yếu tố giống, chúng còn chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy, thời vụ tách mầm khác nhau sẽ dẫn đến hệ số nhân giống khác nhau.

Để tìm ra được thời vụ nhân giống tốt nhất đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói CKBTDĐ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.14a.

Bảng 3.14a. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm

đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Công thức

Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hoá Tổng số tiêm (tiêm/m2) Tỷ lệ tiêm hữu hiệu (%) Hệ số nhân (lần/vụ) Tổng số tiêm (tiêm/m2) Tỷ lệ tiêm hữu hiệu (%) Hệ số nhân (lần/vụ) CT1 725a 75,29 13,45a 732a 75,76 13,95a CT2 647b 65,41 11,48b 652b 65,52 11,48b CT3 622c 62,28 10,33c 626c 63,80 10,72c LSD0.05 11,2 0,410 16,6 0,609 CV% 5,0 3,2 4,1 5,9

Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Tổng số tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu, hệ số nhân của CT1 (tách mầm vào vụ Xuân 28/2) lần lượt là: 725 tiêm/m2; 75,29%; 13,45 lần/vụ (tại

Kim Sơn) và 732 tiêm/m2; 75,76%; 13,95 lần/vụ tại Nga Sơn, cao hơn hẳn so với CT2 (tách mầm vào vụ hè) và CT3 (tách mầm vào vụ đông) ở độ tin cậy 95% (bảng 3.14a).

Như vậy, tách mầm và cấy vào vụ Xuân cây cói sinh trưởng, đâm tiêm khỏe, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao tạo tiền đề để tăng năng suất cói.

Bảng 3.14b. Một số yếu tố khí tượng tại các khu vực nghiên cứu giai đoạn từ 2009 - 2013

Vụ

Chỉ tiêu Giờ nắng

(giờ/ngày)

Nhiệt độ (0C) Lượng mưa

(mm/tháng)

Tối cao Tối thấp Trung bình

Vụ Xuân hè (T3 - T6) 4,1 28,6 23,2 25,9 93,4 Vụ hè thu (T7 - T10) 5,0 31,1 24,7 27,9 319,9 Vụ đông xuân (T11 - T2) 2,7 21,8 16,7 19,2 38,2

Sở dĩ như vậy là do điều kiện thời tiết, khí hậu vụ Xuân hè (tháng 3 - tháng 6) thuận lợi cho cây cói sinh trưởng và phát triển hơn vụ hè thu (tháng 7 - tháng 10) và vụ đông xuân (tháng 11 - tháng 2 năm sau). Cụ thể qua bảng 3.13b và bảng phụ lục về một số yếu tố khí tượng trong 5 năm từ 2009 đến 2013 ta thấy nhiệt độ trong vụ Xuân hè dao động từ 23,2 đến 28,60C (trung bình 25,90C) đây là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho cho cây cói sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra, số giờ nắng 4,1 giờ/ngày và lượng mưa trung bình 93,4 mm/tháng cũng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cói. Mặt khác, những trận mưa rào, mưa giông trong vụ Xuân hè cũng tạo ra một lượng đạm lớn cung cấp cho cây. Vì vậy, cói vụ Xuân hè thường tốt hơn cói các vụ khác trong năm.

Điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi thứ 2 là vụ hè thu (vụ Mùa từ tháng 7 đến tháng 10) có số giờ nắng và lượng mưa lớn nhất trong 3 vụ (5,0 giờ/ngày và 319,9 mm/tháng). Tuy nhiên, do nhiệt độ quá cao (31,10C) có thể làm cói bị cháy đầu lá, những trận mưa cùng những trận bão lớn trong vụ hè thu làm cói bị đổ đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cói. Không những vậy, do nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại phát triển cũng là một nguyên nhân khiến năng suất cói vụ hè thu (vụ Mùa) thường thấp hơn vụ Xuân hè (vụ Xuân).

Vụ có điều kiện không thuận lợi nhất là vụ đông xuân số giờ nắng trung bình/ngày rất thấp chỉ đạt 2,16 giờ/ngày, cộng với nhiệt độ thấp (tối cao là 21,80C, tối thấp 16,70C, trung bình 19,30C) và lượng mưa ít ỏi chỉ đạt 38,2 mm/tháng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cói. Chính vì vậy, tổng số tiêm và hệ số nhân giống cói vụ này chỉ đạt 622 - 626 tiêm/m2 và 10,33 - 10,72 lần/vụ thấp hơn ở các thời vụ khác ở mức ý nghĩa 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 91)