So sánh năng suất, chất lượng cói của các mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 117)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

3.5.1.So sánh năng suất, chất lượng cói của các mô hình

10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,

3.5.1.So sánh năng suất, chất lượng cói của các mô hình

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón và cách bón phân cho cói, đề tài đi đến xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng với mô hình đối chứng (bón phân đơn theo phương pháp truyền thống.

Kết quả so sánh năng suất, chất lượng và tỷ lệ các loại cói của các mô hình được thể hiện qua bảng 3.30.

Tại Kim Sơn - Ninh Bình trong cả 2 vụ (Xuân, Mùa) MH1 (bón phân viên nén) đã cho năng suất, chất lượng cao hơn so với MH2 (Bón phân đơn theo phương pháp truyền thống). Cụ thể: ở MH1 cho năng suất 10,81 tấn cói chẻ khô/ha; tỷ lệ cói loại một 41,03%, cói loại hai 39,06%, cói loại ba 19,91%; hàm lượng xenlulose 44,23% trong điều kiện vụ Xuân và đạt 10,52 tấn cói chẻ khô/ha; tỷ lệ cói loại một 40,01%, cói loại hai 38,02%, cói loại ba 21,97%; hàm lượng xenlulose 41,96% trong điều kiện vụ Mùa. Trong khi đó MH2 đối chứng (bón phân đơn theo phương pháp truyền thống) chỉ đạt năng suất 9,22 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 36,15%, loại hai 41,64%, loại ba 22,21%, hàm lượng xenlulose 43,86% trong điều kiện vụ Xuân và đạt 9,15 tấn cói chẻ khô/ha; tỷ lệ cói loại một 34,64%, cói loại hai 39,26%, cói loại ba 26,10%; hàm lượng xenlulose 41,55% trong điều kiện vụ Mùa.

Như vậy, tại Kim Sơn - Ninh Bình, MH1 (bón phân viên nén) cho năng suất thực thu, tỷ lệ cói loại 1 và chất lượng cao hơn so với MH2 (bón phân

đơn theo phương pháp truyền thống) ở cả 2 vụ Xuân và mùa. Mức tăng năng suất của MH1 so với MH2 đạt 17,25% trong điều kiên vụ Xuân và 14,97% trong điều kiện vụ Mùa (bảng 3.30).

Bảng 3.30. So sánh năng suất và chất lượng cói giữa mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống Vụ Xuân Địa điểm MH Năng suất thực thu (tấn/ha)

Cấp loại cói (%) HLXLL (%) Năng suất thực thu tăng so với đối chứng (%) Loại 1 Loại 2 Loại 3

Kim Sơn MH1 10,81 41,03 39,06 19,91 44,23 117,25 MH2 9,22 36,15 41,64 22,21 43,86 100,00 Nga Sơn MH1 10,96 43,35 39,72 16,93 44,30 117,72 MH2 9,31 36,31 41,86 21,83 43,97 100,00 Vụ Mùa Địa điểm MH Năng suất thực thu (tấn/ha)

Cấp loại cói (%) HLXLL (%) Năng suất thực thu tăng so với đối chứng (%) Loại 1 Loại 2 Loại 3

Kim Sơn MH1 10,52 40,01 38,02 21,97 41,96 114,97

MH2 9,15 34,64 39,26 26,10 41,55 100,00

Nga Sơn MH1 10,84 41,32 39,39 19,29 42,03 117,32

MH2 9,24 35,52 40,59 23,89 41,80 100,00

Ghi chú: MH1: Bón phân viên nén;

MH2: Bón phân rời theo phương pháp truyền thống.

Tại Nga Sơn - Thanh Hóa, MH1 (bón phân viên nén) cũng cho một kết quả tương tự. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng cói ở cả 2 vụ đều cao hơn

so với MH2 (Đ/c) bón phân đơn theo phương pháp truyền thống. Cụ thể ở MH1 đã cho năng suất thực thu 10,96 tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 43,35%, loại hai 39,72%, loại ba 16,93, hàm lượng xellulose là 44,30% (vụ Xuân) và đạt 10,84 tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 41,32%, loại hai 39,39%, loại ba 19,29%; hàm lượng xellulose là 42,03% (vụ Mùa) so với mô hình đối chứng (MH2) chỉ đạt 9,31 tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 36,08%, loại hai 41,88%, loại ba 22,04% hàm lượng xellulose 43,97 (vụ Xuân) và 9,24 tấn/ha; tỷ lệ cói loại một 35,52%, loại hai 40,59%, loại ba 23,89%, hàm lượng xellulose 41,80% (vụ Mùa), thấp hơn so với MH1. Mức tăng năng suất đạt 17,72% trong điều kiện vụ Xuân và 17,32% trong điều kiện vụ Mùa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 117)