Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 84)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

3.2.1.Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

3. Đặc điểm nông học

3.2.1.Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

đứng bằng biện pháp tách mầm.

3.2.1. Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Cói là cây trồng lưu gốc có chu kỳ khai thác trung bình 5 năm. Các năm đầu của chu kỳ khai thác năng suất cói có xu hướng tăng dần đến năm thứ 3 sau đó giảm dần. Vì vậy, cần quan tâm đến việc tách mầm cói để trồng mới. Tách mầm cói ở các ruộng cói có độ tuổi khác nhau sẽ cho hệ số nhân giống khác nhau do chất lượng của mầm cói ở các ruộng cói là khác nhau. Trong thực tế người sản xuất thường lấy mầm cói tại các ruộng cói đã được trồng ít nhất 03 năm trở lên để trồng. Để so sánh khả năng nhân giống của cói khi lấy mầm ở các ruộng cói có độ tuổi khác nhau đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi ruộng cây cói đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Công thức

Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hoá Tổng số tiêm (tiêm/m2) Tỷ lệ tiêm hữu hiệu (%) Hệ số nhân (lần/vụ) Tổng số tiêm (tiêm/m2) Tỷ lệ tiêm hữu hiệu (%) Hệ số nhân (lần/vụ) CT1 604c 63,45 9,58e 616c 64,67 9,96e CT2 665b 70,67 11,75b 673b 72,60 12,21b CT3 715a 75,29 13,46a 733a 75,39 13,82a CT4 687b 65,41 11,23c 694b 67,85 11,77c CT5 672b 62,28 10,46d 684b 64,19 10,97d LSD0.05 25,0 0,323 27,6 0,414 CV% 5,0 4,5 8,2 4,0

Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05.

Tổng số tiêm, số tiêm hữu hiệu tăng dần từ CT1: 604 tiêm/m2 (Kim Sơn); 616 tiêm/m2 (Nga Sơn) đến CT3: 715 tiêm/m2 (Kim Sơn); 733 tiêm/m2 (Nga Sơn) và giảm mạnh ở CT4 và CT5 ở cả hai địa điểm nghiên cứu.

Tương tự số tiêm hữu hiệu cao nhất đạt 538 tiêm/m2 cũng ở CT3 (tuổi ruộng cây giống 3 năm) và thấp nhất đạt 383 tiêm/m2 ở CT1 (tuổi ruộng cây giống 1 năm). Vì vậy, CT3 có hệ số nhân giống cao nhất (đạt 13,46 lần/vụ tại Kim Sơn và 13,82 lần/vụ tại Nga Sơn), đứng thứ 2 là CT2 (đạt 11,75 lần/vụ tại Kim Sơn và 12,21 lần/vụ tại Nga Sơn), tiếp theo là CT3, CT4 và thấp nhất ở CT1 với hệ số nhân chỉ đạt: 9,58 lần/vụ (Kim Sơn); 10,93 lần/vụ (Nga Sơn) (bảng 3.8). Sự sai khác là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Như vậy, cây cói giống lấy từ ruộng cói 1 năm tuổi có số mầm cói tái sinh không nhiều do đặc điểm hình thành của mầm. Ở ruộng cói một năm tuổi diện tích đất trống còn nhiều nên cói tiếp tục sinh trưởng, phát triển theo chiều ngang sau đó mới phát triển thành tiêm, nên hệ số nhân giống thấp. Còn ở tuổi ruộng cói trên 3 năm diện tích đất trống còn ít, đất chặt nên số lượng mầm hình thành ít hơn, khả năng tái sinh kém, số tiêm hữu hiệu thấp dẫn đến hệ số nhân giống thấp. Sử dụng ruộng cói 2-3 năm lưu gốc có diện tích đất trống, độ chặt vừa phải cho hệ số nhân giống cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 84)