Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 111)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,

3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.24 cho thấy bón phân viên nén dúi sâu 7- 8 cm so với mặt ruộng cho năng suất cao hơn hẳn so với bón phân rời ở cùng mức bón ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, khi bón phân viên nén dúi sâu lại có nhược điểm là tốn nhiều công lao động để bón phân dẫn đến chi phí sản xuất tăng.

Do đó, để khắc phục hạn chế này đề tài đã tiến hành thí nghiệm so sánh giữa phương pháp bón phân viên nén dúi sâu với phương bón vãi trên bề mặt ruộng nhằm tìm được phương pháp bón tốt nhất cho phân viên nén để vừa đạt năng suất cao vừa tiết kiệm được chi phí công lao động. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng được thể hiện qua bảng 3.26.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Công thức

Năng suất cói loại 1 (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa

CT1 0,000b 0,000b 4,931b 4,847b

CT2 3,083a 2,833a 8,676a 8,457a

CT3 3,063a 2,780a 8,620a 8,317a

LSD0,05 0,1845 0,1586 0,8418 0,5955

CV (%) 4,0 3,7 5,0 3,7

Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Cả hai công thức có bón phân viên nén (CT2, CT3) đều cho năng suất cói dài loại 1 và năng suất thực thu cao hơn hẳn công thức đối chứng CT1 (không bón phân) ở mức có ý nghĩa 0,05. Tuy nhiên giữa phương thức bón phân viên nén dúi sâu (CT2) và bón trên bề mặt (CT3) không nhận thấy sự sai khác về các chỉ tiêu năng suất ở độ tin cậy 95% (bảng 3.26).

Như vậy, bón phân viên nén phương thức bón vãi trên bề mặt cho năng suất và hiệu quả sử dụng đạm tương đương với phương thức bón dúi sâu. Mặt khác, việc bón phân viên nén trên bề mặt đã giúp cho các cây cói được cung cấp dinh dưỡng đồng đều hơn so với phương thức bón sâu. Từ đó, có thể khẳng định phương thức bón phân viên nén vãi trên bề mặt là phương thức được lựa chọn do tiết kiệm được công lao động bón và chủ động được trong việc bón phân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)