Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 114)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,

3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.27 cho thấy bón phân viên nén 2 lần theo tỷ lệ 50:50 hoặc 30:70 cho năng suất cói cao hơn so với bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần xác định được khoảng cách giữa hai lần bón để đạt năng suất, phẩm cấp cao nhất.

Để làm sáng tỏ vấn đề trên đề tài tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói CKBTDĐ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.28.

Năng suất thực thu của CT4 (khoảng cách giữa 2 lần bón 30 ngày) đạt cao nhất (9,250 tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân; 9,130 tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa) và giảm dần ở CT3 (khoảng cách giữa 2 lần bón là 20 ngày), CT2 (khoảng cách giữa 2 lần bón là 10 ngày), CT1 (không bón phân) trong cả hai vụ (vụ Xuân: (8,700; 8,440; 4,800) tấn/ha; vụ Mùa (8,55; 8,37; 4,65) tấn/ha). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (bảng 3.28).

Bảng 3.28. Ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Công thức

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Tỷ lệ cói loại 1 (%)

Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa

CT1 4,800c 4,650c 0,00 0,00 CT2 8,440b 8,370b 26,8 27,0 CT3 8,700b 8,550b 27,7 27,5 CT4 9,250a 9,130a 33,00 28,50 LSD0,05 0,5216 0,4958 CV% 4,0 4,5

Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Về tỷ lệ cói dài: Ở cả vụ Xuân và vụ Mùa, CT4 cho tỷ lệ cói loại 1 cao nhất đạt 33,0% (vụ Xuân) và 28,5% (vụ Mùa), sau đó giảm dần ở CT3, CT2, CT1. Cụ thể: tỷ lệ cói loại 1 của CT3, CT2 và CT1 lần lượt là: 27,7; 26,8; 0,00% (vụ Xuân) và 27,5; 27,0; 0,00% (vụ Mùa) (bảng 3.28).

Như vậy, khoảng cách thích hợp giữa hai lần bón 30 ngày. Với khoảng cáh bón này cây cho đạt năng suất và phẩm cấp cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)