Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 108)

- Đặc điểm giải phẫu rễ

3.4.1.Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

10 Khoảng cách hàng (hai hàng hẹp 15 cm, một hàng rộng 30 cm, cây cách cây 25 cm) 69 7 707 77,1 9 77,51 13,4 0 13,

3.4.1.Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Phân bón có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao. Song việc sử dụng bón các dạng phân khác nhau cũng dẫn tới sự sinh trưởng và năng suất cây trồng không giống nhau.

Vì vậy, việc lựa chọn dạng phân bón nào là tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, chất lượng cói được thể hiện qua bảng 3.24.

Ở các công thức có bón phân (CT2, CT3) cho năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu cao hơn hẳn so với CT1: Không bón phân (đ/c) ở mức ý nghĩa 0,05.

Năng suất cói thực thu ở công thức bón phân viên nén (CT3) cao nhất đạt 8,550 tấn/ha (vụ Xuân) và 8,300 tấn/ha (vụ Mùa), cao hơn hẳn so với năng suất cói khô thu được tại công thức bón phân đơn ở độ tin cậy 95%.

Công thức bón phân viên nén cũng cho năng suất cói loại 1 cao hơn hẳn so với công thức bón phân đơn ở mức ý nghĩa 0,05 (bảng 3.24).

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Công thức

Vụ Xuân Vụ Mùa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô CT1 0,000c 4,887c 4,80 0,000c 4,840c 4,73 CT2 2,173b 7,473b 5,00 2,300b 7,220b 4,94 CT3 3,030a 8,553a 5,20 3,000a 8,297a 5,18 LSD0,05 0,1193 0,6409 0,9993 0,6071 CV% 3,1 3,7 2,5 3,6

Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Như vậy, cùng lượng phân bón như nhau nhưng bón phân viên nén cho năng suất, phẩm cấp cao hơn hẳn so với bón phân đơn.

Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do phân viên nén bón dúi sâu tan từ từ trong đất nên hạn chế được sự thất thoát phân bón bay hơi vì thời tiết và rửa trôi do phương thức tưới tràn tháo kiệt đang được áp dụng tại các vùng trồng cói hiện nay. Vì vậy, nâng cao được hiệu quả của phân bón, kéo dài được hiệu lực và thời gian cung cấp phân bón cho cây, dẫn đến năng suất cói tăng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 108)