Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 61)

- Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.

2.4.2.Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

2.4.2.1. Mô hình 1 (MH1): Bón phân viên nén

* Tại Kim Sơn - Ninh Bình bón với lượng: (100 kg N + 30 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha dạng viên nén + Bón thúc bổ sung đạm urê (60 kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N trong vụ Mùa).

* Tại Nga Sơn - Thanh Hóa bón với lượng: (130 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha dạng phân viên nén + Bón thúc bổ sung đạm urê (60 kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N trong vụ Mùa).

* Kỹ thuật bón phân:

- Cách bón: Tất các loại phân được bón vãi đều trên bề mặt ruộng trong điều kiện mặt ruộng có lớp nước mỏng 1 - 2 cm.

- Số lần bón:

+ Lần 1: Bón 30% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (trung tuần tháng 3 trong vụ xuân và trung tuần tháng 7 trong vụ mùa);

+ Lần 3: Bón thúc bổ sung đạm (60 kg N/ha trong điều kiện vụ Xuân và 40 kg N/ha trong điều kiện vụ Mùa trước khi thu hoạch cói 25 ngày).

2.4.2.2. Mô hình 2 (MH2) (Đ/c): Bón phân đơn theo phương pháp truyền thống

* Tại Kim Sơn bón: (200 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha

* Tại Nga Sơn bón với lượng bón: (260 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân trên được bón thành các đợt như sau:

- Bón lót: (10% N + 100% P2O5 + 50% K2O)/ha sau khi phát xén phớt ngọn cói cũ ở độ cao 50 cm.

- Bón thúc lần 1: 25% N/ha sau bón lót 20 ngày.

- Bón thúc lần 2: (30% N + 50% K2O)/ha sau bón lần một 15 ngày. - Bón thúc lần 3: 35% N còn lại trước khi thu hoạch 25 ngày.

Cách bón: tất cả các loại phân trên kể được bón vãi đều trên mặt ruộng. Cả hai mô hình trên được tiến hành trên ruộng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 2 năm tuổi trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa năm 2013 tại Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa. Diện tích mỗi mô hình là 1 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 61)