Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 67)

- Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.

3.1.1.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống có

Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của cây cói là những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống. Các giống cói khác nhau có đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá khác nhau. Thông qua những đặc điểm này có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống. Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái thân khí sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo giống cói. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói

Giống cói

Đặc điểm CKBTDĐ CKBTDX BN

Tên khoa học Cyperus malaccensis

tagetiformis Roxb

Cyperus malccensis corymbosus Rottb Chiều cao thân khí sinh

(cm) 170,5 ± 6,46 174,7 ± 6,31 158,7 ± 3,66

Dạng tiêm Tiêm đứng Tiêm xiên Tiêm đứng

Màu sắc thân khí sinh Xanh bóng Xanh đậm, bóng Xanh vàng bóng

Tiết diện thân khí sinh Tam giác hơi

tròn Tam giác ba cạnh Tam giác hơi tròn

Đường kính thân khí sinh

(mm) 5,2 ± 0,44 6,9 ± 0,62 4,9 ± 0,39

Số lá bắc 3 3 3

Chiều dài lá bắc (cm) 9,4 ± 0,55 13,3 ± 0,95 5,9 ± 0,57

Chiều rộng lá (cm) 0,6 ± 0,04 0,7 ± 0,04 0,5 ± 0,04

Màu sắc lá Xanh Xanh Xanh

Đặc điểm hình dạng lá Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp

Ba mẫu giống cói nghiên cứu có những đặc điểm hình thái nổi bật sau: Các giống khác nhau có chiều cao thân khí sinh khác nhau. Mẫu giống CKBTDX có chiều cao thân khí sinh lớn nhất đạt 174,7 ± 6,31cm, đứng thứ 2 là mẫu giống CKBTDĐ (170,5 ± 6,46cm) và thấp nhất là mẫu giống cói BN chỉ đạt 158,7±3,66cm. Chiều cao thân khí sinh, số tiêm hữu hiệu càng lớn thì năng suất và phẩm cấp của cói càng cao.

Mẫu giống cói CKBTDĐ và BN cùng có dạng tiêm mọc đứng trong khi của mẫu giống cói CKBTDX là dạng tiêm mọc xiên. Dạng tiêm đứng giúp cói tiếp kiệm được diện tích đất và tận dụng tối đa được ánh sáng mặt trời, vì vậy có thể nâng cao được mật độ tiêm/m2 - là tiền đề để tăng năng suất cói.

Tiết diện thân khí sinh cảu mẫu giống cói CKBTDĐ và BN có dạng hình tam giác hơi tròn, còn của mẫu giống CKBTDX là hình tam giác ba cạnh. Những giống có thân tròn giúp người sản xuất dễ dàng hơn trong quá trình chẻ cói và sợi cói đồng đều hơn so với cói có thân hình tam giác ba cạnh.

Đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói chênh lệch không đáng kể. Trong đó, mẫu giống cói BN có đường kính nhỏ nhất: 4,89±0,39mm; lớn nhất là của mẫu giống cói CKBTDX: 6,9 ± 0,62mm; tiếp sau đó là đường kính thân khí sinh của mẫu giống cói CKBTDĐ: 5,2 ± 0,44 mm. Giống có đường kính thân khí sinh càng nhỏ thì thân cói càng đanh, sợi cói càng dai và bền.

Cả 3 mẫu giống đều có 3 lá bắc, các lá này cùng có màu xanh, không có cuống và phiến hình dải hẹp. Tuy nhiên kích thước lá bắc của các mẫu giống cói có sự khác nhau tương đối rõ. Lá bắc của cói CKBTDX có kích thước lớn nhất (chiều dài dao động khoảng 13,3 ± 0,95 cm, chiều rộng khoảng 0,7 ± 0,04 cm), trong khi đó lá bắc của cói Bông Nâu có kích thước nhỏ nhất (với chiều dài khoảng 5,9 ± 0,57 cm, chiều rộng khoảng 0,5 ± 0,04 cm). Còn lá bắc của giống cói CKBTDĐ có chiều dài dao động trong khoảng 9,4 ± 0,55 cm và chiều rộng

0,6 ± 0,04cm. Lá bắc càng lớn khả năng quan hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ càng lớn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây cói sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Hình 3.1. Mầm cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Hình 3.2. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

Hình 3.3. Mầm cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên

Hình 3.4. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên

Hình 3.5. Mầm cói Bông Nâu Hình 3.6. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Bông Nâu

Chiều dài lá bao thân của cói CKBTDX đạt lớn nhất dao động trong khoảng 15,4 ± 0,80cm, thứ hai là cói CKBTDĐ đạt 9,2 ± 0,61cm và nhỏ nhất là của cói BN dao động trong khoảng 8,5 ± 0,5cm. Chiều dài lá bao thân của cói CKBTDĐ và CKBTDX dài hơn của cói BN nên gốc thân khí sinh của hai giống này luôn có màu trắng còn gốc thân khí sinh của cói BN có màu nâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)