Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 49)

Từ các dẫn liệu và các phân tích trên cho thấy bức tranh về kỹ thuật canh tác cói còn nhiều bất cập, thiếu nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thiếu tiến bộ kỹ thuật mới dẫn đến năng suất chất lượng cói giảm. Trong khi các cây trồng khác như lúa, ngô được nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, quy hoạch sản xuất… nhiều tiến bộ mới được áp dụng nhưng đối với cói thì hầu như vẫn giữ nguyên các biện pháp kỹ thuật như bao đời nay, dù môi trường đã thay đổi, sản xuất cói và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cói đã có nhiều thách thức và lợi thế đang đặt ra.

Các nghiên cứu về cói còn khá ít, nhất là các nghiên cứu về chọn tạo giống cói, xác định các giống cói phù hợp cho các vùng sinh thái, phù hợp với các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác nhau. Hầu hết các vùng cói hiện nay, người sản xuất cói sử dụng liên tục các giống cói cổ truyền không được chọn lọc và phục tráng.

Trong sản xuất người dân chủ yếu sử dụng phân hóa học bón với lượng lớn, bón không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng và bón theo phương pháp bón vãi kết hợp với phương pháp tới nước cho cói “Tưới tràn, tháo kiệt” đã dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, lượng phân dư thừa làm ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, sâu bệnh tăng nhiều.

Kỹ thuật canh tác chưa hoàn thiện đã và đang là những nguyên nhân dẫn đến các loài, giống cói ở nước ta ngày càng bị thoái hoá và có nguy cơ mất đi hàng loạt, làm suy giảm tính đa dạng sinh vật. Để góp phần giảm bớt những nguy trên, công tác nghiên cứu, thu thập bảo tồn, kèm theo những kỹ thuật thâm canh bền vững đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển vùng cói ở Việt Nam… Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa” là một trong những việc làm cần thiết góp phục hồi sản xuất và phát triển làng nghề trồng cói ở Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)