0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm tại công ty

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG MIỀN TÂY (Trang 94 -94 )

3.2.4.1 Công tác lập dự toán

- Số liệu dự toán đƣợc lập hàng năm, định kỳ để lập ra chỉ tiêu kế hoạch giao cho các trung tâm trách nhiệm trong công ty. Dự toán giúp nhà quản trị cấp cao truyền đạt kế hoạch hoạt động đến các bộ phận nhằm phân bổ các nguồn lực cho quá trình hoạt động kinh doanh. Khi triển khai thực hiện thì dự toán là cơ sở để kiểm soát hoạt động của từng bộ phận và phân tích để tìm ra nguyên nhân, sau đó có những điều chỉnh kịp thời cho từng bộ phận để đạt đƣợc mục tiêu chung của công ty. Việc đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động của bộ phận đƣợc thực hiện qua việc so sánh số liệu thực hiện với số liệu dự toán.

- Mô hình dự toán cần áp dụng tại công ty theo mô hình thông tin phản hồi từ cấp dƣới lên, thể hiện sự dân chủ trong quản lý. Lập dự toán theo mô hình này sẽ thu hút đƣợc trí tuệ và kinh nghiệm của các cấp quản lý khác nhau vào quá trình lập dự toán. Mô hình này thể hiện đƣợc sự chung sức trong việc xây dựng dự toán trong doanh nghiệp từ quản lý cấp cơ sở đến nhà quản lý cấp cao. Vì vậy dự toán sẽ có tính chính xác và độ tin cậy cao. Dự toán đƣợc lập trên sự tổng hợp về khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp quản lý nên tính khả thi cao.

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ thông tin dự toán

3.2.4.2 Thu thập thông tin kế toán gắn với các trung tâm trách nhiệm

Hệ thống thông tin kế toán hiện nay của công ty đƣợc đầu tƣ từ năm 2007 và qua quá trình sử dụng có những cải tiến để phục vụ nhu cầu quản lý của ban quản lý. Với phần mềm kế toán hiện nay, công ty có thể vận dụng để xử lý thông tin gắn với trung tâm trách nhiệm nhƣ sau:

-Mã hóa các tài khoản chi tiết theo trung tâm trách nhiệm

-Mã hóa tài khoản chi tiết theo biến phí và định phí (đối với trung tâm chi phí) -Mã hóa tài khoản chi tiết theo chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát. -Bảng mã hóa tài khoản theo trung tâm trách nhiệm:

TK cấp 1 TK cấp 2 Chi tiết theo bộ phận Chi tiết theo ứng xử của CP

Chi tiết CP kiểm soát đƣợc Theo qui định của

Chế độ kế toán

Theo qui định của Chế độ kế toán Gồm 2 chữ số: 0: Định phí 0: CP kiểm soát đƣợc 01: P.kế toán 1: Biến phí 02: Phòng HC - nhân sự 1: CP Không kiểm soát đƣợc 03: P.kỹ thuật 04: P.giao dịch 05: P.ECOM 06: P.Nông sản 07: BP bán lẻ-dịch vụ 08: BP sim-thẻ 09: BP máy

3.2.4.3 Vấn đề định giá chuyển giao và phân bổ doanh thu, chi phí cho các trung tâm trách nhiệm trung tâm trách nhiệm

- Định giá chuyển giao: công ty thƣờng có các phát sinh giao dịch bán hàng nội bộ giữa công ty và các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau, việc xác định giá bán nội bộ sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị nhận và giao sản phẩm. Hiện tại, công ty thƣờng sử dụng giá vốn để làm giá bán nội bộ, điều này làm mất đi cơ hội của bên bán hàng. Công ty nên tham khảo cách tính giá chuyển giao tối thiểu làm cơ sở xác định giá:

Giá chuyển giao tối thiểu = Chi phí sản xuất và chuyển giao đơn vị sản phẩm/ dịch vụ + Chi phí cơ hội đơn vị sản phẩm/dịch vụ

Trong đó, bên bán chỉ chuyển giao sản phẩm theo giá lớn hơn giá chuyển giao tối thiểu, bên mua chỉ nhận chuyển giao khi giá chuyển giao nhỏ hơn giá mua bên ngoài. Hai bên sẽ đề xuất giá thƣơng lƣợng nằm trong khoảng từ giá chuyển giao tối thiểu đến giá mua từ bên ngoài. Để có sự thống nhất, giá bán nội bộ nên đƣợc quy định ở mức lợi nhuận đƣợc chia đều cho bên bán và bên mua nhƣ sau:

Giá chuyển giao = giá vốn của bên giao + (chi phí giao hàng + giá bán ra ngoài của bên nhận – giá vốn của bên giao)/2

Cần lƣu ý rằng quyết định điều chuyển hàng bán nội bộ từ chi nhánh này sang chi nhánh khác còn tùy thuộc vào nhu cầu thị trƣờng về loại hàng hóa. Việc xác định giá bán nội bộ ở đây chỉ mang tính kỹ thuật của việc định giá.

Giải quyết đƣợc vấn đề giá chuyển giao nội bộ sẽ giải quyết vấn đề về doanh thu và chi phí chung đang đƣợc ghi nhận tập trung hiện nay tại trụ sở công ty nhƣ đƣợc nêu ở phần 2 của luận văn. Theo đó, các khoản thu nhập nhận đƣợc, và chi phí tập trung tại trụ sở đƣợc phân bổ vào giá trị hàng chuyển giao cho các đơn vị nhƣ trên.

- Phân bổ chi phí chung phát sinh tại công ty: để có thể đánh giá kết quả theo mục tiêu của công ty là đánh giá theo ngành hàng, kế toán cần phân bổ chi phí theo ngành hàng từ cấp độ chi nhánh đến toàn công ty. Chi phí nào phát sinh cho ngành hàng nào thì đƣợc tính cho ngành hàng đó, chi phí chung thì đƣợc phân bổ cho ngành hàng theo tiêu thức phù hợp.

3.3 Một số kiến nghị để tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm hữu hiệu tại công ty CP đầu tƣ và phát triển Viễn Thông Miền Tây ty CP đầu tƣ và phát triển Viễn Thông Miền Tây

3.3.1 Về mô hình tổ chức kinh doanh

Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, ban lãnh đạo công ty cần theo dõi để vận dụng mô hình tổ chức phù hợp với mục tiêu khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau. Trong đó, việc phân cấp quản lý đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện ủy quyền và đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp. Hiện nay về cơ cấu phân quyền quản lý, công ty cần thể hiện thực chất hơn vai trò quản trị của nhà quản lý cấp trung, nhƣ trƣởng ngành hàng, trƣởng bộ phận. Họ cần đƣợc giao quyền cụ thể, rõ ràng trong việc quyết định trong phạm vi phù hợp để phát huy vai trò sáng tạo và tạo động lực cho nhà quản trị, để nhà quản trị các cấp cảm thấy xác đáng hơn trong việc đánh giá thành quả quản lý.

3.3.2 Về nguồn nhân lực

Để đảm bảo hệ thống kế toán trách nhiệm vận hành hiệu quả, ngoài việc vận dụng mô hình kế toán phù hợp, đội ngũ nhân viên kế toán đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của hệ thống kế toán. Để có nguồn nhân lực kế toán tốt, công ty cần quan tâm công tác đào tạo nhân viên, tăng cƣờng sử dụng hiệu quả chi phí đào tạo, tuyển dụng, có chính sách khuyến khích để động viên và giữ đƣợc nguồn nhân sự giỏi.

3.3.3 Về công nghệ thông tin

Công ty cần xây dựng hệ thống phân bổ chi phí chung trên phần mềm kế toán, sau khi kế toán viên hạch toán đã phân loại chi phí riêng cho từng trung tâm trách nhiệm, các chi phí chung còn lại sẽ đƣợc phần mềm phân bổ tự động cho các trung tâm trách nhiệm bằng các tiêu thức do nhân viên kế toán lựa chọn. Ví dụ để phân bổ chi phí điện sinh hoạt cho các bộ phận, khi kế toán nhập liệu tổng giá trị chi phí theo hóa đơn tiền điện, sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ là số lƣợng nhân viên, chƣơng trình sẽ tự động tính toán và phân bổ hóa đơn này chi tiết ra cho mổi bộ phận theo tỉ lệ số lƣợng nhân

viên của bộ phận (đã đăng ký trong hệ thống các tiêu thức phân bổ). Hệ thống này giúp công việc phân bổ chi phí đƣợc nhanh chóng, chính xác hơn so với việc tính toán thủ công và nhập liệu bút toán phân bổ vào hệ thống.

Công ty cần xây dựng hệ thống lập dự toán trên phần mềm kế toán để có thể có số liệu dự toán và lập báo cáo trực tiếp từ phần mềm các báo cáo thực hiện, giúp báo cáo trách nhiệm đƣợc kết xuất kịp thời và chính xác.

Để làm đƣợc các điều trên, công ty cần đánh giá khả năng đầu tƣ chi phí phát triển phần mềm hiện tại và khả năng thay đổi phần mềm mới, dựa trên cơ sở phân tích lợi ích – chi phí để lựa chọn phần mềm kế toán. Theo đánh giá của tác giả, với chi phí đầu tƣ tƣơng tự chi phí bảo trì hàng năm của phần mềm hiện tại, công ty hoàn toàn có thể tiến hành nghiên cứu áp dụng một phần mềm khác có khả năng linh động và phù hợp hơn, vì mặc dù phần mềm hiện nay đang sử dụng đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin, nhƣng còn nhiều hạn chế về mặt tốc độ xử lý cũng nhƣ các mẫu biểu báo cáo khó phát triển thêm để có thể kết xuất các báo cáo tự động.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Viễn Thông Miền Tây, trên cơ sở với một số giả định để đơn giản hóa việc phân bổ chi phí phù hợp với thực trạng tình hình tài chính và kinh doanh của công ty, chƣơng 3 của luận văn đã trình bày các quan điểm tổ chức kế toán trách nhiệm bao gồm việc phân chia các trung tâm trách nhiệm theo mô hình tổ chức của công ty, xác định các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm, tiêu chí đánh giá và lập các báo cáo đánh giá trách nhiệm. Bên cạnh đó, chƣơng 3 của luận văn đã cũng đã trình bày các kiến nghị để nâng cao tính khả thi và hổ trợ tốt hơn việc triển khai kế toán trách nhiệm tại công ty, đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.

KẾT LUẬN CHUNG

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, các doanh nghiệp cũng luôn vận động và phát triển không ngừng, bộ máy kế toán của doanh nghiệp cũng phải có sự phát triển, thay đổi để phù hợp với bộ máy tổ chức và góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Hệ thống kế toán trách nhiệm có vai trò quan trọng trong chức năng hoạch định và kiểm soát của nhà quản trị, đó là một công cụ hiệu quả để cung cấp thông tin cho nhà quản lý công ty trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và trách nhiệm các bộ phận trong công ty, quá trình này nhằm giúp kiểm tra sự vận hành của các bộ phận trong công ty luôn đƣợc đảm bảo hƣớng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Viễn Thông Miền Tây là một doanh nghiệp đang phát triển và trong giai đoạn hoàn thiện dần hệ thống tổ chức kinh doanh và bộ máy kế toán cũng cần hoàn thiện để phát huy vai trò là công cụ hổ trợ hữu ích cho nhà quản trị. Thông qua nghiên cứu các cơ sở lý luận và quá trình làm việc tại công ty, tác giả luận văn đã trình bày ý tƣởng, quan điểm tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với nhu cầu thực tại của công ty, góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán của công ty.

Luận văn đƣợc trình bày thành ba chƣơng. Trong chƣơng một, luận văn đã nêu khái quát các vấn đề về kế toán trách nhiệm, là cơ sở lý luận để tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm. Chƣơng hai, luận văn đã đề cập đến thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý và thành quả hoạt động tại công ty, qua đó cho thấy các hạn chế chƣa phù hợp với yêu cầu quản lý và dẫn đến nhu cầu cần thiết phải xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm. Việc triển khai hệ thống kế toán trách nhiệm đƣợc trình bày trong chƣơng ba, trình bày cách thức thực hiện phù hợp với mô hình tổ chức của công ty.

Thông qua luận văn, kính mong sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn để luận văn thực sự có đóng góp trong ứng dụng kế toán trách nhiệm vào môi trƣờng thực tế của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Ngọc Quế, 2012. Các thước đo tài chính: ROI & EVA. Bài giảng cho

học viên cao học. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh 2. Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán quản trị. NXB Giao thông vận tải.

3. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phạm Văn Dƣợc, Đặng Kim Cƣơng, 2008. Kế toán quản trị. NXB Thống kê. 5. Phạm Văn Dƣợc, Huỳnh Đức Lộng, Trần Văn Tùng, Phạm Xuân Thành,

Trần Phƣớc, 2010. Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết. NXB Phƣơng Đông.

6. Phạm Văn Dƣợc, Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010. Kế toán quản trị (phần II).

NXB Kinh tế.

7. Trần Anh Hoa, 2003. Xác lập nội dung và vận dụng kế toán quản trị vào các

doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí

Minh.

8. Trần Đình Phụng, Phạm Ngọc Toàn, Trần Văn Tùng, 2009. Kế toán quản trị. NXB Lao động.

9. Phạm Ngọc Toàn, 2010. Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho

các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại Học Kinh Tế

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG MIỀN TÂY (Trang 94 -94 )

×