Đánh giá mức độ xâm lấntrung thất, thành ngực, cơ hoành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 54)

Việc đánh giá tình trạng xâm lấn thành ngực của khối u trên CLVT là không đơn giản. Trong số các dấu hiệu được sử dụng, dấu hiệu hủy xương và tạo khối trong thành ngực là có giá trị để khẳng định chắc chắn có xâm lấn thành ngực, các dấu hiệu khác được các tác giả nhắc đến như chiều dài diện tiếp xúc giữa khối u và thành ngực, góc tạo bởi khối u với màng phổi hay còn

lớp mỡ ngăn cách giữa khối u và thành ngực đều rất hữu dụng trên lâm sàng song độ nhạy cũng không đạt được 100% [52].

Trước đây trên thế giới đã có một số nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu giữa CLVT và CHT trong chẩn đoán xâm lấn thành ngực của u phổi, các kết quả cho thấy giá trị của hai phương pháp này là tương tự nhau, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước [98, 135]. Hiện nay, với sự phổ biến của các thiết bị công nghệ cao như CLVT đa dãy hay CHT từ lực cao, có lẽ kết quả nói trên đã có thay đổi, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu để khẳng định vấn đề này.

Dấu hiệu chỉ điểm có xâm lấn trung thất trên CLVT là có thâm nhiễm lớp mỡ trong trung thất và tổn thương u phát triển bao quanh các mạch máu lớn hoặc phế quản gốc.

Xâm lấn cơ hoành hiện được xếp vào giai đoạn T3, tuy nhiên có tiên lượng xấu hơn so với các thể T3 khác ngay cả khi đã được phẫu thuật cắt hoàn toàn khối u. CLVT tốt hơn hẳn CHT trong đánh giá xâm lấn cơ hoành, chủ yếu do các thế hệ CHT hiện đại nhất vẫn chưa thể khắc phục được các nhiễu ảnh chuyển động do hô hấp [116].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)