Phân độT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 47)

T được định nghĩa dựa trên kích thước và mức độ lan rộng của khối u nguyên phát. Trong phiên bản TNM 7, phân độ T được phân chia rất kỹ thành các dưới nhóm nhỏ với cut-off khác nhau: 2cm, 3cm, 5cm và 7cm. Theo đó

T1 của TNM 6 được chia thành T1a (≤ 2cm đến ≤3cm), T2 được chia thành T2a (> 3cm đến ≤ 5cm) và T2b (>5cm đến ≤7cm) ở TNM 7.

Khối u kích thước > 7cm trước kia được xếp vào phân độ T2 tuy nhiên các dữ liệu nghiên cứu cho thấy các BN có khối u loại này có thời gian sống thêm tương tự hoặc thậm chí còn ít hơn so với các khối u phân độ T3, do đó hiện nay chúng được tăng bậc từ T2 thành T3.

Định nghĩa về mức độ xâm lấn màng phổi của khối u cũng được trình bày rõ ràng hơn trong TNM 7. Mặc dù xâm lấn màng phổi lá tạng không ảnh hưởng tới chỉ định cắt thùy phổi nhưng nó có ảnh hưởng tới quyết định sử dụng hóa trị bổ trợ. Trong TNM 7 xâm lấn màng phổi được định nghĩa như sau:

- Xâm lấn màng phổi lá tạng được định nghĩa là khi tổn thương u đã lan tới lớp chun của màng phổi lá tạng.

- PL0 khi khối u không lan qua lá tạng. - PL1 khi tế bào u vượt quá lớp chun.

- PL2 khi tế bào u tới mặt ngoài của lá tạng.

- PL3 khi khối u lan tới bất kỳ thành phần nào của lá thành.

Khối u có PL1 hoặc PL2 được tính là T2 trong khi có PL3 thì được xếp vào phân độ T3.

Đối với phân độ T4 phân loại theo TNM 6, người ta nhận thấy T4 di căn màng phổi có tỉ lệ sống sau 5 năm (11%) thấp hơn hẳn so với T4 có nốt vệ tinh cùng thùy (28%) và T4 theo các định nghĩa khác (22%) hay M1 nốt vệ tinh khác thùy cùng bên. Do đó trong TNM 7, nó được tăng bậc từ T4 thành M1a (giai đoạn IV).

Mặt khác, nếu phân loại theo TNM 6, người ta cũng thấy rằng tỉ lệ sống sau 5 năm của T4 có nốt vệ tinh cùng thùy là tương đương với phân độ T3 (28% và 31%), cũng như M1 (nốt vệ tinh khác thùy cùng bên) là tương đương với T4. Do đó trong TNM 7, T4 nốt vệ tinh cùng thùy được giảm bậc thành T3, M1 nốt vệ tinh khác thùy cùng bên được giảm bậc thành T4[34], [38].

Hình 1. 9. Phân độ T trong TNM 7 [34]

A: Nốt mờ bờ tua gai 1,1cm xếp phân độ T1a. B: Nốt mờ bờ tua gai 2,2cm xếp phân độ T1b. C: Khối mờ 4,2cm xếp phân độ T2a (có xâm lấn màng phổi lá tạng trên giải phẫu bệnh). D: Khối 4,5cm xếp phân độ T2a, có xẹp phổi ngoại vi. E: Khối 5,6cm xếp phân độ T2b. F: Khối

Hình 1. 10. Ung thư phổi xâm lấn màng phổi, màng tim được xếp loại tăng bậc từ T4 (TNM6) lên M1a (TNM7) [34].

A: Hình mảng di căn màng phổi (mũi tên). B: Hình dày màng ngoài tim (mũi tên).

Hình 1. 11. Ung thư phổi có nốt vệ tinh khác thùy cùng bên được xếp giảm bậc từ M1(TNM6) xuống T4 (TNM7) [34].

A: Nốt bán đặc thùy trên phổi phải (mũi tên). B: Nốt khác u phân thùy VI phổi cùng bên (mũi tên).

Một điều đáng chú ý khác nữa trong TNM 7 là các tác giả không còn sử dụng thuật ngữ “nốt vệ tinh” (satellite nodules) nữa mà thay vào đó, họ coi các nốt này tương đương với khối u (additional tumor nodules). Cũng trong TNM 7 vấn đề lan tràn của khối u theo đường bạch mạch chưa được đề cập tới cũng như trường hợp một khối u đơn độc xâm lấn qua rãnh liên thùy sang thùy phổi cùng bên [34], [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 47)