Tỉ lệ hạch lớn nghĩ đến hạch thứ phát trên CLVT trong nhóm ung thư biểu mô tuyến là 81/101 tương đương 80,2%. Trong đó đặc điểm hạch thường gặp nhất là hạch tăng kích thước đơn thuần 53,1%, thứ hai là hạch hoại tử trung tâm chiếm 32,1%, hạch thâm nhiễm xung quanh 19,8%. Không có ca nào hạch vôi hóa.
Tỉ lệ hạch lớn nghĩ đến hạch thứ phát trên CLVT trong nhóm ung thư biểu mô vảy là 17/26 tương đương 65,4%. đặc điểm hạch thường gặp nhất là hạch tăng kích thước đơn thuần chiếm 64,7%, thường gặp thứ hai là hạch hoại
tử trung tâm chiếm 29,4%. Chỉ có 1 ca hạch có thâm nhiễm xung quanh chiếm 5,9%.
Vị trí hạch thường gặp nhất ở cả hai nhóm là hạch 4R và 2R.
4.6.3. Khác biệt về giai đoạn TNM trên CLVT ngực
Theo một số tài liệu trên thế giới, các tác giả cho rằng ung thư biểu mô vảy thường có tiên lượng tốt hơn so với tiên lượng của ung thư biểu mô tuyến do thường xuất hiện di căn xa muộn hơn [134].
Trong nghiên cứu này chúng tôi không thấy có sự khác biệt đáng kể về phân độ T giữa hai nhóm khi áp dụng phân loại theo TNM7.
Khi so sánh mức độ hạch lớn nghĩ đến hạch thứ phát giữa hai nhóm chúng tôi nhận thấy tỉ lệ hạch N3 ở nhóm ung thư biểu mô tuyến cao hơn so với nhóm ung thư biểu mô vảy (47,1% so với 26,9%) trong khi tỉ lệ hạch N0 thì thấp hơn (20,6% so với 38,5%).
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy tỉ lệ di căn xa trên CLVT của nhóm ung thư biểu mô vảy cao hơn so với nhóm biểu mô tuyến (61,5% so với 52%), sự khác biệt chủ yếu là do tỉ lệ di căn M1 (nốt thứ phát phổi đối bên, hoặc di căn màng phổi, màng tim) ở nhóm biểu mô vảy cao hơn (46,1% so với 37,3%).
Kết hợp các yếu tố T, N, M khi phân chia giai đoạn u chúng tôi nhận thấy tỉ lệ khối u giai đoạn IV ở nhóm ung thư biểu mô vảy cao hơn so với nhóm biểu mô tuyến (65,4% so với 52,9%) trong khi tỉ lệ giai đoạn IIIb lại thấp hơn (3,8% so với 19,7%). Nếu ghép cả hai giai đoạn IIIb và IV lại thành một nhóm không có khả năng phẫu thuật thì tỉ lệ giữa hai nhóm không có sự chênh lệch đáng kể (69,2% so với 72,6%).
Dựa trên các số liệu thu được như đã trình bày có thể thấy trong nghiên cứu của chúng tôi tiên lượng của hai nhóm có lẽ là ngang nhau. Nguyên nhân chủ yếu theo chúng tôi vẫn là do các BN được phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn.
KẾT LUẬN
Qua thực công trình nghiên cứu này chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
1. Đặc điểm hình ảnh UTP trên CLVT 16 dãy đầu thu: 1.1. Đặc điểm chung:
Độ tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu 56,8 ± 10,7; tỉ lệ nam:nữ (4,64:1). Tỉ lệ u gặp ở vị trí trung tâm và ngoại vi lần lượt là 52,5% và 47,5%. U gặp ở thùy trên hai phổi chiếm 60,3%. Trong 5 thùy phổi thì thùy trên phải gặp 32,6% và u ở thùy giữa 11,3%. Đường bờ u thấy bờ tua gai chiếm tỉ lệ 41,1%, bờ đa thùy 34,8%, bờ tròn nhẵn chiếm tỉ lệ 24,1%. Số BN có đường kính ngang lớn nhất u > 3cm chiếm 90,1% và có mật độ đặc hoàn toàn 90,8%. Trong số BN nghiên cứu > 50% đã có di căn tại ngực và các tạng lân cận có thể quan sát thấy bằng phim CT ngực. Có tới 29,1% BN đã có dấu hiệu xâm lấn trung thất, 23,4% BN có TDMP, dấu hiệu cắt cụt phế quản và phế quản hơi mỗi loại có 42,6% BN. Nghiên cứu cho thấy 75,71% u có mức độ ngấm cản quang > 15 HU. Có 47 BN có xẹp hoặc đông đặc nhu mô quanh u, trong đó 32 BN phân biệt được 2 thành phần bằng phim chụp sau tiêm thuốc thì sớm, 15 BN còn lại phân biệt được nhờ phim chụp sau tiêm thì muộn. Số BN xuất hiện hạch lớn trung thất (ĐK trục ngắn > 10 mm) có khả năng là hạch thứ phát chiếm 79,4%, phần lớn thấy tăng kích thước đơn thuần (50,7%), tiếp đến có hoại tử trung tâm (31,3%). Sự phân bố hạch thứ phát trung thất đều tuân theo quy luật gần tổn thương nguyên phát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi đo thể tích u bằng phần mềm đo thể tích kết quả thấp hơn so với ước tính dựa vào số đo 3 đường kính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
1.2. So sánh đặc điểm hình ảnh giữa ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ UTBMT chiếm 72,34%, tiếp đến UTBMV 18,44%. Về vị trí UTBMV gặp ở trung tâm 57,5%, UTBMT gặp ở ngoại vi 55,9%. Nghiên cứu cho thấy UTBMV có đường bờ tròn nhẵn, đa
thùy và tua gai với tỉ lệ tương đương nhau, trong khi UTBMT chủ yếu gặp bờ tua gai (44,1%) và đa thùy (35,4%). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mức độ ngấm thuốc cản quang giữa 2 loại u này. Tỉ lệ xuất hiện hạch lớn trung thất có khả năng là hạch thứ phát trong nhóm UTBMT 82,2%, UTBMV 65,4%. Tỉ lệ khối u giai đoạn IIIb và IV ở nhóm UTBMV là 3,8% và 65,4%, ở nhóm UTBMT là 19,7% và 52,9%. Nếu ghép cả hai giai đoạn IIIb và IV lại thành một nhóm không có khả năng phẫu thuật thì tỉ lệ giữa hai nhóm không có sự chênh lệch đáng kể.
2. Đánh giá giai đoạn UTP trên CLVT ngực theo phiên bản 7 của Ủy ban hỗn hợp nghiên cứu ung thư Hoa kỳ.
Xếp loại giai đoạn UTP nhóm BN nghiên cứu cho thấy khối u phân độ T1 chiếm 5%, T2 chiếm 46,8%, T3 chiếm 14,95%, T4 chiếm 33,3%. Hạch phân độ N0 chiếm 24,8%, N1 chiếm 4,3%, N2 chiếm 27,7%, N3 chiếm 43,3%. Phân độ M1 chiếm > 50% số BN nghiên cứu. Bệnh nhân giai đoạn IIIb chiếm 24,8%, giai đoạn IV chiếm 56 %. Nếu gộp cả hai giai đoạn thì số bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật chiếm > 80 % tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
KIẾN NGHỊ
Qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có kiến nghị sau: Hiện nay máy chụp CLVT các thế hệ đã khá phổ biến trong các cơ sở y tế. Chẩn đoán giai đoạn lâm sàng UTP (cTNM) theo phiên bản 7 của AJCC có rất nhiều thay đổi tích cực, có lợi cho người bệnh và ngành y tế. Vì vậy các cơ sở có máy chụp CLVT (dù bất cứ thế hệ nào) cũng nên áp dụng việc phân loại giai đoạn UTP theo phiên bản này. Điều đó không những giúp cho người bệnh có được chẩn đoán và phác đồ điều trị đúng nhất mà còn góp phần tạo ra một cơ sở dữ liệu thống nhất cho ngành y tế trên toàn cầu, rất hữu ích cho các nghiên cứu về UTP sau này.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Cung Văn Công, Phạm Minh Thông, Đinh Văn Cầm (2014), “Nhận xét một số đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và mô bệnh của ung thư phổi ở các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện phổi trung ương”, Tạp chí Y học quân sự, 300, tr. 41 – 43.
2. Cung Văn Công, Phạm Minh Thông, Đinh Văn Cầm (2014), “ Đặc điểm hình ảnh nốt và khối đơn độc ác tính dưới 5 cm ở phổi trên phim cắt lớp vi tính ngực”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 5, tr. 143 – 147.
3. Cung Văn Công (2014), “ Phân loại TNM trong ung thư phổi phiên bản 7”, Tạp chí Lao và Bệnh phổi,18, tr. 5 – 12.
4. Cung Văn Công, Nguyễn Hoàng Thịnh (2015), “So sánh đặc điểm hình ảnh và giai đoạn TNM của ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến nguyên phát tại phổi trên phim cắt lớp vi tính ngực”, Tạp chí Y học quân sự, 306 , tr. 48 - 52.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Tuấn Anh và Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng (2013), "Đặc điểm lâm sàng và điều trị của 1158 bệnh nhân ung thư phổi tại trung tâm ung bướu Chợ Rẫy", Y học thực hành. 878(8/2013), pp. 20-22.
2. Phùng Thị Phương Anh (1999), "Typ mô bệnh học của ung thư phổi qua 4 năm 1995-1998 ở những bệnh nhân đã phẫu thuật", Luận văn thạc sĩ y học. Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
3. Ngô Quý Châu (1992), "Góp phần nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư phổi của sinh thiết hút kim nhỏ qua thành ngực", Luận văn phó tiến sĩ khoa học Y dược.
4. Ngô Quý Châu (2011), "Ung thư phổi tiên phát", Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, pp. 223-268.
5. Nguyễn Việt Cồ và Tô Kiều Dung (1994), "Ung thư phế quản phổi qua 579 trường hợp phẫu thuật", Nội san Lao và Bệnh phổi. 15, pp. 28-29. 6. Chung Giang Đông và Đỗ Kim Quế (2008), "Giá trị của CT scan trong
chẩn đoán di căn hạch của ung thư phổi nguyên phát", Y học Việt Nam. 11(2), pp. 505-515.
7. Lê Tiến Dũng (2000), "Ung thư phế quản: Một số đặc điểm lâm sàng và vai trò chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán", Luân án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y dươc Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Tô Thị Kiều Dung (1995), "Đối chiếu lâm sàng, Xquang phổi với các typ mô bệnh học và giai đoạn bệnh của ung thư phổi nguyên phát ở những bệnh nhân đã phẫu thuật", Luận án phó tiến sĩ y học. Học viện quân y.
9. Nguyễn Minh Hải và Nguyễn Đình Tiến (2013), "Nghiên cứu đặc điểm X quang phổi ở 325 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 8(05/2013), pp. 74-79.
10. Hoàng Thị Hiệp (1999), "Đặc điểm lâm sàng Xquang phổi, typ mô bệnh và siêu cấu trúc của ung thư phổi", Luận án thạc sĩ y học. Học viện Quân y, Hà Nội.
11. Đồng Đức Hưng (2014), "Nghiên cứu phương pháp sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn đoán tổn thương phổi", Luận án tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Đồng Khắc Hưng (1995), "Nghiên cứu về lâm sàng, XQ phổi chuẩn và một số kỹ thuật xâm nhập để chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát",
Luận án phó tiến sĩ y học.
13. Nguyễn Đình Hướng (2011), " Chọc sinh thiết xuyên thành ngực các khối u phổi dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính đa dãy: nhận xét qua 280 trường hợp tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội", Y học thực hành. 773(7), pp. 41-43.
14. Mai Trọng Khoa (2010), "Vai trò của PET/CT trong ung thư phổi không tế bào nhỏ", Tạp chí Điện quang Việt Nam. 1, pp. 32-39.
15. Đoàn Thị Phương Lan (2015), "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán các tổn thương dạng u ở phổi", Luận án tiến sỹ Y học, trường Đại học Y hà Nội.
16. Nguyễn Hoài Nam (2003), "Nghiên cứu hình thái giải phẫu bệnh và lâm sàng của ung thư phổi được điều trị bằng phẫu thuật", Y học thành phố Hồ Chí Minh. 7(Phụ bản của Số 1 năm 2003), pp. 66-73.
17. Trần Nguyên Phú (2005), "Nghiên cứu lâm sàng và phân loại T.N.M ung thư phế quản không tế bào nhỏ", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Bùi Xuân Tám (1996), "Tổng kết nghiên cứu lâm sàng, Xquang phổi chuẩn và các kỹ thuật xâm nhập chẩn đoán mô bệnh - tế bào ở bệnh nhân ung thư phế quản nguyên phát. Áp dụng khoa học kỹ thuật phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam", Tổng hội y dược học Việt Nam. Hội lao và bệnh phổi - Viện lao và bệnh phổi, pp. 43-80.
19. Trần Văn Thuấn (2014), "Nhận xét đặc điểm hình ảnh nội soi của bệnh nhân ung thư phế quản phổi", Y học thực hành. 914 (Số 4/2014), pp. 82-85.
TIẾNG ANH
20. Aglietta, M. and Regge, D. (2012), "Imaging tumor response to therapy", Springer - Verlag, Italia, pp. 109-123.
21. American Lung Association (2014), "Trends in lung cancer morbidity and mortality".
22. Antoch, G., et al. (2003), "Non-small cell lung cancer: dual-modality PET/CT in preoperative staging", Radiology. 229(2), pp. 526-33.
23. Antoch, G., et al. (2003), "Whole-body dual-modality PET/CT and whole-body MRI for tumor staging in oncology", JAMA. 290(24), pp. 3199-206.
24. Aoki, T., et al. (2000), "Evolution of peripheral lung adenocarcinomas: CT findings correlated with histology and tumor doubling time", AJR Am J Roentgenol. 174(3), pp. 763-8.
25. Ashamalla, H., et al. (2005), "The contribution of integrated PET/CT to the evolving definition of treatment volumes in radiation treatment planning in lung cancer", Int J Radiat Oncol Biol Phys. 63(4), pp. 1016-23.
26. Austin, J. H., Romney, B. M., and Goldsmith, L. S. (1992), "Missed bronchogenic carcinoma: radiographic findings in 27 patients with a potentially resectable lesion evident in retrospect", Radiology. 182(1), pp. 115-22.
27. Bandi, V., et al. (2008), "Ultrasound vs. CT in detecting chest wall invasion by tumor: a prospective study", Chest. 133(4), pp. 881-6. 28. Berland, L. L. and Smith, J. K. (1998), "Multidetector-array CT: once
again, technology creates new opportunities", Radiology. 209(2), pp. 327-9.
29. Birim, O., et al. (2005), "Meta-analysis of positron emission tomographic and computed tomographic imaging in detecting mediastinal lymph node metastases in nonsmall cell lung cancer", Ann Thorac Surg. 79(1), pp. 375-82.
30. Bruzzi, J. F. and Munden, R. F. (2006), "PET/CT imaging of lung cancer", J Thorac Imaging. 21(2), pp. 123-36.
31. Bungay, H. K., et al. (2000), "An evaluation of computed tomography as an aid to diagnosis in patients undergoing bronchoscopy for suspected bronchial carcinoma", Clin Radiol. 55(7), pp. 554-60.
32. Cerfolio, R. J. and Bryant, A. S. (2006), "Distribution and likelihood of lymph node metastasis based on the lobar location of nonsmall-cell lung cancer", Ann Thorac Surg. 81(6), pp. 1969-73.
33. Chaudhuri, M. R. (1973), "Primary pulmonary cavitating carcinomas",
Thorax. 28(3), pp. 354-66.
34. Chheang, S. and Brown, K. (2013), "Lung cancer staging: clinical and radiologic perspectives", Semin Intervent Radiol. 30(2), pp. 99-113. 35. Chooi, W. K., et al. (2003), "Multislice helical CT: the value of
multiplanar image reconstruction in assessment of the bronchi and small airways disease", Br J Radiol. 76(908), pp. 536-40.
36. Dehing-Oberije, C., et al. (2008), "Tumor volume combined with number of positive lymph node stations is a more important prognostic factor than TNM stage for survival of non-small-cell lung cancer patients treated with (chemo)radiotherapy", Int J Radiat Oncol Biol Phys. 70(4), pp. 1039-44.
37. Deppen, S., et al. (2011), "Accuracy of FDG-PET to diagnose lung cancer in a region of endemic granulomatous disease", Ann Thorac Surg. 92(2), pp. 428-32.
38. Detterbeck, F. C., et al. (2010), "Details and difficulties regarding the new lung cancer staging system", Chest. 137(5), pp. 1172-80.
39. Detterbeck, F. C., Postmus, P. E., and Tanoue, L. T. (2013), "The stage classification of lung cancer: Diagnosis and management of lung cancer, 3rd ed: American College of Chest Physicians evidence-based clinical practice guidelines", Chest. 143(5 Suppl), pp. e191S-210S. 40. Doll, R. and Hill, A. B. (1964), "Mortality in Relation to Smoking: Ten
Years' Observations of British Doctors", Br Med J. 1(5396), pp. 1460- 7.
41. Douillard, J. Y., et al. (2010), "Adjuvant cisplatin and vinorelbine for completely resected non-small cell lung cancer: subgroup analysis of the Lung Adjuvant Cisplatin Evaluation", J Thorac Oncol. 5(2), pp. 220-8.
42. Dung To Kieu, Co Nguyen Viet, Anh Phung Phuong (2001), "Surgery for lung cancer at the National Institute for tuberculosis and respiratory diseases, Hanoi, Vietnam", The 21th IUATLD Eastern Region Conference and the 20th PCCP Annual convention, Manila, Philippines, March 2001, pp. 40.
43. El-Sherief, A. H., et al. (2014), "International association for the study of lung cancer (IASLC) lymph node map: radiologic review with CT illustration", Radiographics. 34(6), pp. 1680-91.
44. Ferlay, J., et al. (2010), "Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008", Int J Cancer. 127(12), pp. 2893-917.
45. Ferlay, J., et al. (2015), "Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012", Int J