Các BN đến khám, lâm sàng và X quang ngực thường quy chẩn đoán u ở phổi, được các bác sỹ lâm sàng chỉ định chụp CT ngực bằng máy 16 lát cắt.
* Bước 1: Chụp CT ngực bằng máy 16 lát cắt
Quy trình chụp như sau: + Chụp định vị
Trường chụp: phía trên lấy ngang mức tuyến giáp, phía dưới lấy được toàn bộ tuyến thượng thận hai bên (mục đích tầm soát hết hạch di căn thượng đòn, nền cổ và thượng thận ).
+ Chụp xoắn lồng ngực bề dày lớp cắt 3 mm.
+ Chụp xoắn bề dày lớp cắt tương tự có tiêm thuốc cản quang chế độ tự động : ROI để vị trí ĐMC ngực (nơi xuất phát của ĐM phế quản, nguồn cấp máu chính giàu dinh dưỡng cho u), thuốc cản quang Xenetix nồng độ 300 x 100ml, tốc độ tiêm 3 - 4 ml /s, HU đỉnh (peak enhancement) để mức 100 ( theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc với loại nồng độ 300, đường vào TM
thì HU đỉnh mức 100 có khoảng thời gian tương phản tối đa tốt nhất và khi đó tương phản ở ĐMC ngực và ĐM phổi cũng gần là tương đương).
+ Chụp thì muộn đối với những BN có đông đặc nhu mô hoặc xẹp phổi phía ngoại vi u. Thời gian trễ thường 30 giây. Mục đích của thì chụp này với mong muốn thấy rõ hơn được ranh giới giữa phần u và phần nhu mô đông đặc quanh u. Do tốc độ tuần hoàn hệ động mạch phổi (cung cấp máu chính cho phần nhu mô xẹp hoặc đông đặc) thường nhanh hơn tốc độ tuần hoàn hệ mạch phế quản (cấp máu chính cho khối u phổi) nên trong ảnh chụp trễ phần nhu mô quanh u sẽ “rửa” thuốc cản quang nhanh hơn phần khối u, qua đó chúng ta có thể phân biệt được hai thành phần này.
Đây là quy trình kinh điển, thường được sử dụng trong các nghiên cứu về CT ngực đa dãy và hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng [134].
* Bước 2: Xử lý hình ảnh và lưu giữ kết quả
Từ ảnh thô chụp xoắn trước tiêm:
+ Tái tạo cửa sổ phổi bề dày lớp cắt 0,75 mm.
+ Tạo ảnh MPR frontal và sagital cửa sổ nhu mô từ các lớp tái tạo trên với bề dày lớp tái tạo 1 mm
+ Tái tạo cửa sổ trung thất với bề dày lớp cắt tương tự.
+ Tạo ảnh MPR Frontal và sagital cửa sổ trung thất từ các lớp tái tạo trên với bề dày lớp 1 mm
Từ ảnh thô chụp xoắn sau tiêm:
+ Tái tạo cửa sổ trung thất với bề dày lớp cắt 0.75 mm.
+ Tạo ảnh MPR frontal và sagital cửa sổ trung thất từ các lớp tái tạo trên với bề dày lớp 1 mm.
Lưu giữ kết quả: Tất cả các dữ liệu trên (cả phần dữ liệu thô và dữ liệu tái tạo) được sao lưu sang ổ cứng dung lượng lớn trên nền phần mềm Efilm. Các BN cần đo thể tích u sẽ được lưu giữ trên nền phần mềm MRI covert 2.07 và MIAV.
* Bước 3: Đối chiếu chẩn đoán xác định:
Các BN được chụp phim, sau khi có kết quả can thiệp chẩn đoán, có kết quả GPB chẩn đoán ung thư phổi sẽ được lọc loại, được lưu giữ riêng và sẽ được thực hiện các bước tiếp theo của nghiên cứu.
* Bước 4: Đọc phim, ghi nhận, đánh giá các đặc điểm hình ảnh, đo đạc u (theo bệnh án mẫu). Đọc phim cho đề tài nghiên cứu được tiến hành bởi chính tác giả và 2 tiến sỹ y học chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh có nhiều kinh nghiệm thực hành và hiện đang giảng dạy ở các trường đại học Y có danh tiếng trong nước.
* Bước 5: Thống kê và xử lý số liệu được thực hiện bởi tiến sỹ, bác sỹ
chuyên ngành vệ sinh dịch tễ, hiện đang giảng dạy tại Đại học Y Hà nội và khoa Y- Dược đại học quốc gia Hà nội.