Siêu âm lồng ngực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 45)

Siêu âm lồng ngực được chỉ định đối với các trường hợp đám mờ trên phim thường quy nghi u phổi có tiếp giáp thành ngực. Siêu âm lồng ngực rất có giá trị trong việc đánh giá bản chất khối u: đồng nhất, hoại tử, mức độ tăng sinh mạch, đặc biệt đánh giá sự xâm lấn của u vào thành ngực, cơ hoành. Lợi thế của siêu âm là có thể thăm khám lồng ngực ở trạng thái động. Bình thường chúng ta có thể quan sát được hiện tượng hai lá màng phổi trượt lên nhau theo các chu kỳ của động tác hô hấp (sliding sign). Trong các trường hợp u xâm lấn màng phổi sớm nhất thường gây “dính” hai lá màng phổi gây mất dấu hiệu trượt, siêu âm rất có giá trị trong nhận định dấu hiệu này với việc xuất hiện dấu hiệu “giằng co” giữa hai lá màng phổi. Khi u đã xâm lấn thành ngực, cơ hoành siêu âm với ưu điểm là có thể quan sát tổn thương ở mọi hướng lát cắt nên thường được sử dụng để đánh giá các dấu hiệu này. Ngoài ra siêu âm có thể chẩn đoán chắc chắn có tràn dịch màng phổi hay không, nếu có xẹp phổi kèm theo siêu âm có thể nhận định được xẹp đó thuộc loại gì: chủ động hay bị động. Siêu âm còn có thể xác định chính xác vị trí chọc hút dịch thuận lợi và hướng dẫn sinh thiết u xuyên thành ngực cho kết quả với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác khá cao, dễ tiến hành, chi phí thấp.

Hạn chế của siêu âm là không quan sát được tổng thể lồng ngực, khó quan sát được các tổn thương trong sâu, khó đánh giá được các biến chứng khi làm thủ thuật [59].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)