Chụp ghi hình phóng xạ PET và PET/CT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 42)

Nguyên lý của phương pháp là người ta tiêm vào cơ thể một chất đồng vị phóng xạ. Sau đó chất này được chuyển hóa và tập trung ở các mô với mật độ khác nhau. Thông thường vì tổ chức ung thư có đặc tính tăng sinh mạch, tăng chuyển hóa tế bào u cho nên các dược chất phóng xạ được giữ tại đó nhiều hơn tạo nên hình ảnh các nhân “nóng” trên ảnh ghi hình. Dựa vào sự phân tích đặc tính này mà máy có thể ghi hình và định hướng chẩn đoán phân biệt được tổn thương lành hay ác [25, 59, 79]. Cụ thể căn cứ vào giá trị hấp thu SUV (standard uptake value) cao hơn so với hoạt độ phóng xạ bể máu trung thất ( >2,5 ) có thể xác định khả năng tổn thương ác tính rất cao.

Dược chất phóng xạ hiện nay đang được sử dụng thông dụng là 18FDG (18-Fluorodeoxyglucose ) là một dược chất phóng xạ gắn với phân tử đường. Chính vì thế cho nên kỹ thuật này cần hết sức cân nhắc trong những trường hợp BN bị tiểu đường. Đây là một thành tựu tạo hình y học quan trọng trong việc chẩn đoán và phân giai đoạn TNM của UTP nói riêng và các loại ung thư khác nói chung. Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn chụp CLVT trong việc đánh giá mức độ lan tràn của u vào các hạch trung thất (độ nhạy: 95 - 100%, độ đặc hiệu: 80 - 90%), và có khả năng phát hiện 85 - 90% các hình mờ ở phổi. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là hay có dương tính giả đối với các tổ chức viêm cấp tính có tăng chuyển hóa và âm tính giả với tổ chức ung thư có chuyển hóa thấp ( ví dụ ung thư biểu mô phế nang). Ở tình huống thứ nhất người ta thường phải chụp lại BN sau 3 giờ. Ở thời điểm đó thông thường tổ chức viêm sẽ có tốc độ “rửa” phóng xạ nhanh hơn tổ chức ung thư. Mặc dù có những ưu điểm nổi trội như vậy nhưng đây vẫn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không khẳng định được chắc chắn bằng mô bệnh học và giá thành rất đắt [56].

Kỹ thuật chụp PET là ghi hình đơn thuần từ đầu tới hố chậu sau khi tiêm dược chất phóng xạ và khả năng bỏ sót các tổn thương nhỏ là điều có thể. Trong những năm gần đây việc phối hợp giữa PET với chụp CLVT (PET/CT) đã tạo ra bước đột phá trong kỹ thuật ghi hình: kết hợp ghi hình toàn thân và các lớp cắt ngang, có thể phát hiện tổn thương < 3mm mà trên ảnh PET không thấy, đặc biệt đối với những nhân ung thư có đặc tính chuyển hóa thấp. Nhiều báo cáo đã nêu PET 18F-FDG không chẩn đoán chính xác được các khối u có kích thước nhỏ [25, 59, 79].

PET/CT có khả năng phát hiện và đánh giá chính xác các nốt đơn độc ở phổi. Theo Kim và cộng sự (2007) thì độ nhạy của kỹ thuật là 97% và độ đặc hiệu là 85%, độ chính xác là 93%. So với PET thì PET/CT cho kết quả về độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn, so với chụp CLVT thì PET/CT cho kết quả đặc hiệu hơn. Sự phối hợp giữa PET và CT là sự kết hợp giữa độ

nhạy của chụp CT và độ đặc hiệu của PET. Nhưng đối với những nốt đơn độc quá nhỏ hoặc những tổn thương ít chuyển hóa thì việc đánh giá tính chất tổn thương của PET còn bị hạn chế [69].

Hiện nay trên thế giới người ta coi PET/CT như là một phương tiện thăm khám không xâm nhập song có thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh để đánh giá giai đoạn UTP. Do vậy nó thường được chỉ định trong hầu hết các trường hợp UTP trước khi quyết định liệu pháp điều trị thích hợp, đặc biệt đối với những trường hợp UTP có chỉ định phẫu thuật [69].

Theo Mai Trọng Khoa và cộng sự PET/CT có giá trị chẩn đoán u nguyên phát và di căn phổi với độ nhạy 96,8%, dương tính giả 3%, chẩn đoán giai đoạn bệnh, dự báo đáp ứng và đánh giá kết quả điều trị. Điểm mạnh của FET/CT so với CT đơn thuần giúp phân biệt rõ tổ chức u, vùng xẹp phổi và vùng hoại tử, chỉ điểm tốt cho việc sinh thiết u làm giải phẫu bệnh cũng như lập thể tích đích thực của u giúp xây dựng kế hoạch xạ trị [14].

Hình 1. 8. PET và PET/CT ở các bình diện [59]

Ảnh CT Ảnh PET Ảnh PET/CT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)