Vai trò của ngành CNTT may mặc trong công nghiệp TP.HCM

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 36)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2 Vai trò của ngành CNTT may mặc trong công nghiệp TP.HCM

Ngành may mặc Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may cả nước. Sản phẩm may mặc là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, năm 2012 kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5 % so với năm 2011, chiếm trên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 (điện thoại các loại & linh kiện) tới 2,38 tỷ USD.

Bảng 2.2: Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2012

Tên hàng Thứ hạng Kim ngạch(Tỷ USD)

Hàng dệt may 1 15,09

Điện thoại các loại & linh kiện 2 12,72

Dầu thô 3 8,21

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện 4 7,84

Giày dép 5 7,26

Hàng thủy sản 6 6,10

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng 7 5,54

Gỗ & sản phẩm gỗ 8 4,67

Phương tiện vận tải & phụ tùng 9 4,58

Gạo 10 3,67

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) TP.HCM đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào quá trình thương mại hóa toàn cầu, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những định hướng tăng trưởng kinh tế nổi bậc. Việc Việt Nam gia nhập WTO, cam kết thực hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, mở rộng quan hệ thương mại đầu tư với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…, đang mang lại cho các doanh nghiệp TP.HCM nhiều cơ hội, cũng như những thách thức mới.

Ngành may mặc ở TP.HCM có đóng góp đáng kể trong giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Trong giai đoạn 10 năm từ 2001-2010, ngành luôn duy trì ổn định về tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thành phố với tỷ trọng từ 12%-13% (theo giá hiện hành). Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu trên 2,4 tỉ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2011. Đồng thời cũng là ngành thu hút nhiều lao động, lao động của ngành chủ yếu là các dòng lao động phổ thông, nghèo từ các khu vực nông thôn đổ về các thành phố, các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm. Trong quá trình phát triển của ngành, tay nghề của đội ngũ lao động này dần dần được nâng lên đáp ứng được yêu cần của sản xuất; công việc tương đối ổn định.

Ngành CNTT may mặc đã đóng góp lớn và có vị trí quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp TP.HCM trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 17% năm, đóng góp đến gần 40% giá trị sản xuất hàng dệt may của cả nước. Ngành may mặc luôn đóng góp giá trị sản xuất lớn đối với công nghiệp thành phố với các phân ngành công nghiệp của thành phố, ngành dệt may chỉ đứng sau 3 ngành: hoá chất, cơ khí - gia công kim loại và ngành chế biến thực phẩm đồ uống.

Bảng 2.3: Tỷ trọng đóng góp GTSX (giá hiện hành) của công nghiệp dệt may trong tổng GTSX của công nghiệp TP.HCM và so với 4 ngành công nghiệp trọng yếu

giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: %

Phân ngành công nghiệp 2005 2010 2011 2012

Công nghiệp toàn thành phố: 100 100 100 100

- Chế biến thực phẩm đồ uống (chế biến tinh lương thực, thực phẩm)

17,2 15,6 15,0 15,8

- Hoá chất 18,8 20,6 19,9 20,0

- Cơ khí, gia công KL 14,3 16,6 16,8 17,1

- Điện tử 8,5 9,6 9,6 9,7

- Dệt may 13,0 11,6 11,9 12,1

(Nguồn: Xử lý số liệu TCTK) Mặc dù đạt doanh thu lớn nhưng giá trị gia tăng tạo ra trong nước không nhiều do lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nặng về phương thức gia công. Một chiếc áo chúng ta mặc phải trải qua 5 công đoạn: bông-sợi-dệt-nhuộm-may, nhưng hàng dệt may của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được thực hiện theo phương thức CMT. Tình trạng này nếu không cải thiện nhanh thì sẽ khó khai thác được lợi thế do TPP và FTA mang lại. Trong dài hạn, ngành dệt may không kích thích được người lao động, dễ bị tổn thương khi xuất hiện những thị trường lao động giá rẻ hơn và điều quan trọng hơn là không tạo được sự phát triển bền vững của ngành.

Hiện cục diện ngành may mặc toàn cầu đang có những thay đổi lớn. Thế giới hình thành 3 khu vực sản xuất chính là Trung Quốc, nhóm các nước Tây Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ) và khối ASEAN; các khu vực sản xuất này đồng thời cũng là những trung tâm tiêu thụ lớn của thế giới. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các trung tâm này đã thúc đẩy sự ra đời của các khối liên kết khu vực kèm theo những biện pháp

bảo hộ mậu dịch trong mỗi khối. Đối với ngành công nghiệp dệt may, Trung Quốc luôn là sức ép lớn về các lợi thế cạnh tranh. Với những nhận đinh trên, cơ hội luôn có đối với ngành và để nắm bắt các cơ hội đó cần có một số điều kiện nhất định. Các điều kiện phát triển ngành CNTT may mặc gồm:

- Thứ nhất, phát triển ngành CNTT may mặc là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp TP.HCM.

- Thứ hai, phát triển CNTT may mặc cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngành may mặc sản xuất theo quy trình với tính tiêu chuẩn cao.

- Thứ ba, phát triển ngành phụ trợ cung cấp nguồn nguyên phụ liệu cho ngành CNTT may mặc.

- Thứ tư, sự định hướng đúng và hỗ trợ của khung chính sách về phát triển công nghiệp là điều kiện cho việc phát triển CNTT may mặc.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)