Đánh giá công nghiệp thời trang may mặc tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 55)

6. Nội dung nghiên cứu

2.5 Đánh giá công nghiệp thời trang may mặc tại TP.HCM

2.5.1 Những kết quả đạt được

- Thứ nhất, những năm gần đây ngành CNTT ở TP.HCM đã dần định hình, từng bước khẳng định bản sắc và sự hội nhập với thời trang thế giới, đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của đất nước. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội Thời trang châu Á (AFF), đã tạo điều kiện cho thời trang Việt Nam chia sẻ thông tin và học hỏi nhiều từ các nước thành viên, đồng thời phát triển mạnh các thiết kế tinh xảo chứ không nặng về gia công như hiện nay.

- Thứ hai, nền CNTT Việt Nam đã được nói đến và đặt nền móng, đầu tư phát triển từ năm 1995. Trung tâm thời trang đầu tiên của TP.HCM là Legafashion. Tiếp sau đó là sự xuất hiện của Viện Mốt Việt Nam - Fadin. Lần lượt sau đó là những thương hiệu thời trang Việt như Sanding, Senti, Việt Tiến, An Phước, Sifa, Wow,... Có thể nói ngành CNTT Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng tuy còn non trẻ nhưng phát triển khá là mạnh mẽ. Cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trường thời trang ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều hãng thời trang nội đã vươn lên và khẳng định được mình bởi giá cả, chất liệu phù hợp, mẫu mã đa dạng. Cụ thể, nhãn hiệu An Phước đi kèm cùng nhãn hiệu Piere Cardin nổi tiếng, Công ty Việt Tiến với thương hiệu cao cấp mới: Manhattan và Sanseagro, Hãng Thời Trang Sanding cũng xuất hiện với dòng sản phẩm nữ cao cấp là Double One và nhãn hiệu thời trang nam cao cấp Sanding Gold, Công ty may Nhà Bà đổi tên thương hiệu là Mattana, Decelso, Các hãng thời trang khác như Nem, Eva de Eva, Chicland, Yoshino, N&M, PT2000, HaGatini, Blue Exchange, AD, Việt Thy, Ninomaxx, Sifa, Foci, Blue Exchange... ngày càng được khách hàng trong nước tin dùng.

- Thứ ba, sự phát triển ngành CNTT trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là sản xuất nguyên liệu vải cho ngành CNTT. Hiện tại đã xuất hiện các DN dệt sản xuất vải, nhiều DN sản xuất phụ liệu như mex, nút, chỉ…cho ngành CNTT may mặc.

- Thứ tư, với tiềm năng và điều kiện phát triển sản xuất hàng may mặc và nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành là rất lớn, đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính trong giai đoạn 2007 - 2012, tổng cộng có 485 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may, với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD (Nguồn: tinthuongmai.vn/gp

master.gp-media.tin-thuong-mai-vietnam.gpprint.34910.gpside.1.a smx). Hiện nay Nhà nước đang có nhiều chính sách thu hút, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

- Thứ năm, ngành CNTT may mặc là ngành thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động nông thôn. Nhiều năm gần đây, ngành may mặc đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giải quyết công ăn việc làm cho một khối lượng lớn người lao động ở TP.HCM. Nếu ngành CNTT tiếp tục phát triển thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này sẽ tăng lên đáng kể.

2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.5.2.1 Về năng lực phát triển của ngành CNTT ở TP.HCM

- Thứ nhất, sản phẩm may mặc tiêu thụ ở nước ta phần lớn dựa vào mẫu mốt và nhãn hiệu nước ngoài, có thể là một phần do người tiêu dùng còn sính hàng ngoại mặc dù chất lượng hàng trong nước không thua kém hàng ngoại, một phần quan trọng là do các nhà sản xuất chưa tin vào chính những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường. Hoạt động thời trang của chúng ta còn yếu, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng, cơ cấu sản phẩm cũng rất nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như: sơ mi, jackét, quần, sản phẩm dệt kim... Có những lĩnh vực còn ít được quan tâm như: thời trang công sở, quần áo nữ giới, quần áo thể thao... Tất cả các doanh nghiệp chưa tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình, chưa tạo ra cho mỗi sản phẩm nhãn mác riêng trong mỗi khách hàng, các sản phẩm là tương đối giống nhau.

- Thứ hai, số lượng DN sản xuất kinh doanh hàng may mặc nhiều năm gần đây tăng nhưng quy mô còn nhỏ, nguồn lực còn yếu, hiệu quả kinh doanh chưa cao, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, trình độ tổ chức quản lý yếu, hạn chế khả năng trong việc đổi mới công nghệ trang thiết bị,…, năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các DN chưa tạo dựng được thương hiệu riêng của chính mình với nhiều dòng sản phẩm thời trang cao cấp mà chỉ mới dừng lại ở những sản phẩm đơn giản, chưa gây được sự ảnh hưởng cũng như tạo sự tín nhiệm, đặc biệt là chất lượng đối với khách hàng trong và

ngoài nước. Các DN thường chưa có tính chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực CNTT một cách bền vững.

- Thứ ba, hiện tượng thiếu công nhân cục bộ tại TP.HCM vẫn diễn ra. Mối quan hệ giữa lao động và chủ DN đang có chiều hướng phức tạp. Nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại TP.HCM và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều DN ngành may mặc thời trang ở TP.HCM, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư.

- Thứ tư, các chương trình phát triển ngành CNTT đã hình thành, nhưng chưa thật sự hiệu quả, bởi chưa có các chính sách nhất quán về phát triển CNTT, cũng như chương trình hành động phù hợp của Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội; hầu hết chỉ dừng lại ở các hội thảo, kêu gọi sự chú ý của công luận. Các DN vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng, cần thiết. Điều quan trọng mà các DN cần, đó là sự hỗ trợ trong việc tổ chức hội chợ, các phiên kết nối, nhằm giúp các DN có thể trao đổi thông tin với nhau về sản xuất, thương mại, đặc biệt là giữa các DN nội địa với các DN FDI.

- Thứ năm, các chính sách kêu gọi đầu tư của TP.HCM chưa tập trung và đủ mạnh để thu hút DN nội địa, quốc tế. Hiện tại TP.HCM chưa có tổ chức đầu mối để đề xuất và thực hiện chính sách phát triển CNTT một cách cụ thể, sát thực.

2.5.2.2 Về khả năng cạnh tranh của ngành CNTT tại TP.HCM

- Thứ nhất, về điều kiện các yếu tố đầu vào còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, các nguồn trong nước chưa đáp ứng được các nhu cầu của ngành may mặc như: bộng, sợi, nhuộm, hóa chất, dây kéo, mex, chỉ… Hầu hết các DN FDI thực hiện nhập khẩu nguyên phụ liệu, họ chưa đặt lòng tin vào các nhà cung cấp trong nước về chất lượng và tiến độ.

- Thứ hai, về điều kiện đầu ra: Do khâu quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm còn yếu, mẫu mã sản phẩm còn đơn giản.

- Thứ ba, các ngành quan hệ và hỗ trợ đối với ngành CNTT:

(i) Ngành cơ khí chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất vải, nút, mex, sản phẩm may mặc…ở TP.HCM đã có sự cải thiện về công nghệ. Hiện nay, các DN ngành hầu như phải nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, chủ yếu nhập từ Đức, Anh, Hồng Kông,…

(iii) Ngành hóa chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hầu hết đều phải nhập khẩu.

(iv) Vấn đề xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp là nơi đảm bảo, còn ở các DN đặt phân tán, rải rác nên gặp phải nhiều khó khăn và tốn kém.

(v) Ngành sản xuất, giao dịch nguyên phụ liệu: TP.HCM chưa có DN sản xuất cung cấp, các trung tâm, các chợ giao dịch đủ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các DN ngành CNTT.

(vi) Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Các nhà tuyển dụng muốn có lao động lành nghề, phải chấp nhận chịu nhiều tốn kém để tuyển dụng và đào tạo lại.

(vii) Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng, hệ thống gia thông công chính ở TP.HCM vẫn còn lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu điện, thiếu các dịch vụ hậu cần, điều này đã làm giảm năng lực sản xuất của các DN CNTT ở TP.HCM.

- Thứ tư, về chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của DN: Các DN may mặc chưa có chiến lược dài hạn, chưa xây dựng được các triết lý kinh doanh, cường độ cạnh tranh cao cả thị trường trong nước và thị trường thế giới.

- Thứ năm, về thời cơ và xu hướng phát triển ngành CNTT: Ngoài những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro từ các thời cơ và xu hướng phát triển hiện nay. Những rủi ro đó là:

(i) Xu hướng hội nhập vào kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm các mức thuế nhập khẩu và các hàng rào bảo hộ khác. Các doanh nghiệp ngành CNTT Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hoá của các DN nước ngoài tràn vào thị trường nội địa, số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, áp lực cạnh tranh mở ra trên diện rộng, đặt biệt là phải đối mặt với sự cạnh canh gay gắt với các cường quốc sản xuất sản phẩm hàng may mặc thế giới như Trung Quốc, nhóm các nước Tây Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ) và khối ASEAN, v.v … Áp lực cạnh tranh đã đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu trên cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước khi bộc lộ một loạt điểm yếu về khâu dệt - nhuộm - hoàn tất, ngành công nghiệp phụ trợ, năng lực thiết kế, đào tạo nguồn nhân lực, và khả năng nắm bắt và

đáp ứng các quy định quốc tế trong WTO và các FTA. Trong khi, các DN CNTT ở TP.HCM xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chưa nhận thức hết được những nguy cơ, áp lực cạnh tranh khi hội nhập. Điều này đã khiến cho các DN may mặc gặp không ít khó khăn, buộc các DN phải chủ động vạch ra lộ trình nỗ lực phấn đấu để tăng sức cạnh tranh.

(ii) Việt Nam gia nhập WTO phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và cam kết Quốc tế về chất lượng, uy tín, độ an toàn sản phẩm, đó là: (1) Tuy được dỡ bỏ hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ song Việt Nam lại phải chịu Cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ và nguy cơ phía Hoa Kỳ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá; (2) Theo cam kết WTO, Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực Quyết định 55/2001/QĐ-Ttg về một số cơ chế hỗ trợ ngành dệt may; (3) Các Hiệp định và quy định của WTO nói chung còn rất phức tạp với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; các DN còn chịu áp lực của nhiều hàng rào kỹ thuật: CSR, SA 8000, xử lý rác thải Reach, TBT,… Một số DN dệt may có vốn đầu tư nước ngoài (EU, Hoa Kỳ, Nhật…) thực hiện cơ chế giám sát và yêu cầu về chất lượng, trách nhiệm xã hội đối với đối tác của mình. Điều này cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho các DN may mặc nội địa do quy mô, nguồn lực còn hạn chế.

(iii) Sự phát triển của các cụm liên kết ngành và việc hình thành các cụm mang lại rất nhiều lợi thế cho DN khi tham gia vào cụm. Tạo ra sự thay đổi về quy mô sản xuất; giúp tăng năng suất khi chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ, cách tổ chức quản lý sản xuất; có thể giảm chi phí đầu vào khi chia sẻ các đơn hàng nguyên phụ liệu, giảm thiểu tối đa các chi phí do thiếu thông tin v.v … Tuy nhiên, khi hình thành các cụm liên kết ngành cũng là một bất lợi đối với các DN nằm ngoài cụm do gặp khó khăn trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào, cũng như việc tiếp cận với các yêu tố đầu ra đối với các DN trong cụm. Đây là nguy cơ lớn đối với các DN ngành CNTT bởi sự hạn chế về quy mô và năng lực cạnh tranh, cũng như sự tín nhiệm của các DN FDI.

- Thứ sáu, các chính sách của nhà nước về phát triển ngành CNTT ở TP.HCM: Nhiều năm gần đây, ngành CNTT đã được nhìn nhận là có tính quyết định đối với việc phát triển ngành dệt may và đã có chiến lược, đề án, chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, các chính sách, chương trình này bị đánh giá là chưa sát thực, chưa có tính khả thi cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, ngành dệt may có những bước phát triển đáng kể; tuy nhiên ngành chỉ dừng ở mức gia công; để tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì nhiều vấn đề đặt ra để phát triển CNTT may mặc. Trong chương 2, tác giả phân tích, làm rõ thực trạng của CNTT tại TP.HCM. Từ đó chỉ rõ các vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển CNTT hiện nay. Nội dung chương 2 gồm:

- Thứ nhất: Trình bày khái quát quá trình phát triển ngành CNTT từ năm 2008 đến năm 2012.

- Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNTT ở các khía cạnh từ năm 2008 đến năm 2012:

+ Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang may mặc. Thông qua việc phân tích đã chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, cũng như những tồn tại từ thực trạng phát triển CNTT.

+ Thực trạng liên kết trong việc phát triển CNTT trên địa bàn TP.HCM.

- Thứ ba: Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng CNTT tại TP.HCM, tác giả đưa ra các vấn đề bất cập cần giải quyết:

+ Các chính sách, biện pháp thu hút vốn đầu tư chưa có hiệu quả; + Chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu;

+ Nguyên phụ liệu, sản phẩm hỗ trợ phát triển còn yếu; + Chưa thiết kế được các sản phẩm thời trang khác biệt; + Thực hiện quy hoạch đầu tư chậm, chưa phát huy hiệu quả;

+ Chưa có biện pháp cụ thể thực hiện chiến lược nguồn nhân lực phù hợp; + Hiệu quả cho các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thấp; + Chưa có biện pháp phù hợp cho vấn đề liên kết ngành.

Tuy còn nhiều vấn đề, thách thức lớn; nhưng cơ hội, tiềm năng phát triển CNTT một cách bền vững cũng rất lớn. Việc chỉ ra những vấn đề bất cập trong phát triển ngành CNTT – ngành kinh tế mũi nhọn là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp khắc phục, phát huy tiềm năng để phát triển.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

3.1 Quan điểm phát triển CNTT tại TPHCM

Ngành CNTT là bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan đến nhiều ngành công nghiệp, vì thế rất cần sự điều tiết vĩ mô, cần có cơ chế định hướng khuyến khích phát triển phù hợp. Cơ sở định hướng phát triển là cơ sở để đầu tư phát triển ngành và điều chỉnh, bổ sung các chính sách có liên quan, thể hiện qua các quy hoạch tổng thể ngành, định hướng phát triển ngành. Theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày19/ 11/2008 Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Điều này cho thấy, theo bản quy hoạch này là dựa trên cơ sở cần thiết của ngành CNTT, nhưng chưa thực sự xác định bởi lợi thế của quốc gia. Chính phủ cần có các chương trình đặc thù vì ngành CNTT có những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, phát triển ngành CNTT là khâu đột phá để phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)