6. Nội dung nghiên cứu
2.3 Thực trạng ngành CNTT may mặc ở TP.HCM
2.3.1 Về số lượng cơ sở sản xuất
TP.HCM là một trong những trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn nhất nước. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh hàng thời trang may mặc trên địa bàn TP.HCM đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo thống kê đến năm 2012, trên địa bàn thành phố hiện có 19.882 cơ sở sản xuất ngành may mặc, chiếm 27,9% tổng số cơ sở công nghiệp toàn thành phố.
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở ngành may mặc TP.HCM qua các năm
Đơn vị tính: Cơ sở
Cơ sở sản xuất 2005 2010 2011 2012
- Khu vực nhà nước 19 19 21 21
- Khu vực ngoài nhà nước 10.852 15.639 17.750 19.579
+ Tư nhân+Tập thể 1.079 2.746 3.301 4.060 + Cá thể 9.773 12.893 14.449 15.519
- Khu vực có vốn FDI 202 263 272 282
Toàn ngành công nghiệp 39.378 57.317 65.050 71.261
May mặc/toàn TP (%) 28,1 27,8 27,7 27,9
Trong giai đoạn 10 năm 2001-2010 và đến năm 2012, các cơ sở sản xuất ngành dệt may ở TP.HCM đều có những bước tăng nhanh về số lượng, cụ thể:
- Khu vực Nhà nước: Trong giai đoạn 2001-2010, với chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, nên số lượng cơ sở sản xuất của khu vực Nhà nước từ 31 cơ sở đến năm 2005 giảm còn 19 cơ sở cho đến năm 2010. Tuy nhiên, hiện khu vực Nhà nước đã tăng thêm 02 cơ sở, đưa số cơ sở của khu vực đạt 21 cơ sở vào năm 2012.
- Khu vực ngoài Nhà nước: Cơ sở sản xuất khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm số lượng đông đảo nhất trong ngành. Số lượng cơ sở của khu vực này đã tăng nhanh từ 7.241 cơ sở năm 2000 lên 15.639 năm 2010 và đạt 19.579 cơ sở năm 2012. Tuy nhiên, sự gia tăng cơ sở của khu vực kinh tế này chủ yếu là từ các cơ sở cá thể với số lượng chiếm 81,4% số lượng của khu vực ngoài Nhà nước.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Hiện có 282 cơ sở, chiếm 1,4% số lượng toàn ngành. Theo thống kê các năm, số lượng cơ sở sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn ổn định ở mức dưới 2% số lượng cơ sở dệt may của TP.HCM.
2.3.2 Về lao động
Số lượng lao động: Công nghiệp may mặc TP.HCM năm 2012 là 413.094 người. Giai đoạn 2006 – 2010, số lao động trong lĩnh vực may mặc tăng với tốc độ bình quân 3,7 %/năm, thấp hơn so với giai đoạn năm 2001 – 2005 (khoảng 13 %/năm).
Bảng 2.5: Số lượng lao động theo phân ngành
Đơn vị: Người
Ngành 2000 2005 2009 2010 2011 2012
Dệt 63.529 66.927 55.292 64.605 71.309 75.013 May trang phục 133.974 246.871 269.115 295.912 352.903 413.094 Tổng cộng 197.503 313.798 324.407 360.517 424.212 488.107
(Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM các năm) Về trình độ lao động: Theo Báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2012 trình độ lao động của các doanh nghiệp ngành may mặc TP.HCM như sau:
- Lao động chưa qua đào tạo chiếm 3,5%, trình độ sơ cấp nghề chiếm 84,1%; trung cấp chiếm 6,3%, cao đẳng và cao đẳng nghề chiếm 2,9%, đại học chiếm 3,176% và trên đại học là 0,024%.
Hình 2.1: Cơ cấu trình độ lao động ngành may mặc TP.HCM
- Từ số liệu về cơ cấu lao động cho thấy: Chất lượng lao động của ngành dệt may TP.HCM còn ở mức thấp, với tỷ trọng lao động trình độ sơ cấp chiếm tới 84,1%, nhóm các trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 6,1%, tương đương với nhóm trung cấp với khoảng 6,3% trong cơ cấu lao động toàn ngành dệt may TP.HCM. Do đó, trong giai đoạn tới lực lượng lao động của ngành dệt may thành phố cần tiếp tục được đầu tư đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hình 2.2: Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề giai đoạn 2012-2015
(Nguồn: Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM) Sơ cấp 84,1% Trung cấp 6,3% Cao đẳng 2,9% Đại học 3,176% Trên đại học 0,024%
Chưa qua đào tạo 3,5%
Theo số liệu hình 2.2, ta thấy rằng nhu cầu nhân lực ở TP.HCM đang rất lớn; 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu cao về nhân lực; trong đó nhu cầu nguồn lao động đã qua đào tạo của ngành dệt may chiếm tỷ lệ cao.
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn 2011-2020, thành phố ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Thành phố cân đối đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp như: Cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, Điện tử và Công nghệ thông tin, Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, Hóa chất – Hóa dược và mỹ phẩm.
2.3.3 Đánh giá thực trạng phát triển ngành may mặc ở TP.HCM
* Về thành tựu: Ngành công nghiệp may mặc TP.HCM đã có những đóng góp đáng kể trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của TP.HCM cũng như cả nước, chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất của cả nước.Trong các giai đoạn phát triển, ngành đã xác định được phương hướng phát triển, tập trung khai thác tốt một số tiềm năng, thế mạnh của mình, tạo nền tảng cho ngành phát triển trong các giai đoạn tới.
Trong các giai đoạn phát triển, ngành công nghiệp may mặc thành phố Hồ Chí Minh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, sản phẩm của ngành có vị trí quan trọng, có giá trị sản xuất lớn trong tổng thể giá trị sản xuất ngành dệt may của khu vực và cả nước. Tỷ trọng trong ngành công nghiệp giữ ổn định khoảng 12% trong suốt giai đoạn 2005-2012, chỉ đứng sau các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, hóa chất, cơ khí.
Hệ thống các công ty, xí nghiệp may từ Trung ương đến địa phương đều trưởng thành đáng kể. Số doanh nghiệp nộp ngân sách trong ngành dệt may thành phố tăng đều hàng năm. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng tăng hàng năm, đến 2010 đạt 2,7%. Mặc dù tỷ suất này vẫn là thấp so với toàn ngành công nghiệp thành phố và so với một số ngành công nghiệp khác, nhưng đã cho thấy, hoạt động của ngành may mặc từng bước đã có những hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Không những đội ngũ may xuất khẩu tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mà quy mô doanh nghiệp công nghệ sản xuất, chất lượng, đội ngũ công nhân lành nghề đang từng bước được nâng cao. Tất cả những điều này đang là dấu hiệu tốt cho sự khởi sắc của ngành may Việt Nam khi vươn ra thị trường thế giới. Hiện tại, TP.HCM có nhiều đơn vị may hàng đầu của Việt Nam, có tiếng tăm
trên thị trường thế giới như Công ty Legamex, Công ty may Nhà Bè, Công ty Việt Tiến, công ty may An Phước, Công ty may Việt Thắng….
* Về hạn chế: Tuy có nhiều lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh như vị trí thuận lợi, môi trường kinh doanh tốt, nguồn lao động dồi dào, ... nhưng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của các DN chưa phát huy hết tối đa được lợi thế. Cụ thể như sau:
- Một là, quy mô sản xuất của các DN kinh doanh hàng may mặc nhiều năm gần đây tăng không nhiều, diện tích mặt bằng của ngành tăng không đáng kể, vốn chủ sở hữu quá nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN.
- Hai là, lực lượng lao động trong các DN tương đối trẻ, nhiệt tình nhưng kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn còn thấp. Hiện tượng lao động bỏ việc thường hay xảy ra. Bên cạnh đó, việc lao động làm thêm giờ, làm tăng ca diễn ra thường xuyên. Việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của DN.
- Ba là, các DN sản xuất hàng may mặc tại TP.HCM luôn bị động về nguồn nguyên phụ liệu. Theo số liệu thống kê thì có tới 60% đến 80% nguyên vật liệu để sản xuất hàng may mặc là nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao, nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho các đơn hàng xuất khẩu.
- Bốn là, mặc dù giá trị sản xuất hàng năm lớn, nhưng đóng góp cho GDP không nhiều (chỉ khoảng 10% đến 15%). Sản phẩm may mặc chủ yếu mang tính gia công là chính, giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Các DN hoạt động theo phương thức gia công (CMT) chiếm đến 60%, xuất khẩu theo phương thức FOB chỉ khoảng 38% và xuất khẩu dựa trên nhãn hiệu của chính mình (ODM) chỉ có 2%, sản xuất theo mẫu mã và nguyên phụ liệu của họ mang đến và hưởng giá gia công rất thấp, các DN không quyết định được giá thành sản xuất. Hoạt động gia công mang nhiều yếu tố rủi ro, khi các DN nước ngoài lúc nào cũng có thể chuyển sang đối tác khác nếu ở đó giá gia công cạnh tranh hơn.
- Năm là, các DN may mặc còn hạn chế trong việc thiết kế mẫu hàng, chủ yếu các DN nhận mẫu mã được thiết kế sẵn từ các đơn hàng nước ngoài. Các DN trên địa bàn thành phố hiện nay sản xuất theo đơn hàng của DN nước ngoài nên chưa quan tâm nhiều đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm do đó chất lượng sản
phẩm chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu, điều đó kéo theo việc các DN không có khả năng cạnh tranh một cách toàn diện, nhất là về khía cạnh thời trang trong lĩnh vực CNTT. Vì thiếu năng lực cạnh tranh toàn diện, không có đội ngũ tạo ra giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, làm cho các DN không có được thương hiệu và niềm tin từ người tiêu dùng.
- Sáu là, năng lực cạnh tranh các mặt hàng còn yếu, đại bộ phận các DN có quy mô sản xuất nhỏ, năng lực kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế còn hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa thực sự vững chắc và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài như biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của rào cản thương mại.
Về nguyên nhân của hạn chế: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế, trong đó thực trạng về nguồn cung ứng nguyên liệu hiện nay còn nhiều hạn chế. Các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng nguyên phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm...chưa được chú trọng đầu tư phát triển ở TP.HCM. Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối hầu như không có. Các DN chưa chủ động liên kết với nhau để xây dựng cho mình hệ thống cung ứng nguyên phụ liệu ổn định, chất lượng đảm bảo, ít rủi ro. Các DN chỉ quan tâm đến một giải pháp là nhập khẩu nguyên phụ liệu và gia công thuần túy cho các đối tác nước ngoài.
- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của TP.HCM chủ yếu dực vào khai thác lợi thế sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng lớn. Theo điều tra thống kê, CNTT chủ yếu tập trung ở TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Các DN ở TP.HCM thường phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông…. Điều này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do tăng thêm chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
2.4 Thực trạng các điều kiện phát triển công nghiệp thời trang tại TP. HCM
Theo mô hình kim cương của Michael Porter [tr.19], các điều kiện phát triển CNTT TP.HCM như sau:
2.4.1 Các yếu tố đầu vào
* Về nguồn nhân lực: lực lượng lao động tại TP.HCM rất dồi dào, với độ tuổi trung bình trẻ. Các DN có điều kiện thuê được nhân công giá rẻ, giảm chi phí, tăng lợi thế
cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận lợi đối với sản xuất kinh doanh nói chung, đối với DN nói riêng. CNTT là ngành sử dụng nhiều lao động, trong đó lao động phổ thông và công nhân lành nghề chiếm tỷ trọng lớn.
TP.HCM là thành phố đông dân nhập cư, tính đến thời điểm năm 2013 ước có 7.990,1 ngàn người, tăng 2,5% so với năm 2012; khu vực thành thị là 6.591,9 ngàn người, chiếm 82,5% trong tổng dân số, tăng 2,7% so với năm trước (Nguồn: http://www .gso.gov.vn/default.aspx?tabid=383&idmid=2&ItemID=14772). Tuy nhiên, đội ngũ lao động kỹ thuật cao phục vụ cho ngành CNTT đang thiếu hụt rất lớn. Nguyên nhân chính là do TP.HCM chưa có các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp cho lĩnh vực này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của ngành CNTT, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Lực lượng lao động ra vào các DN khoảng 20% tổng số lao động của DN, sự biến động lực lượng lao động phổ thông trong các nhà máy ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là do mức lương thấp so với mức bình quân chung của toàn xã hội, do sự biến động của chỉ số giá cả và do điều kiện lao động trong các DN may mặc rất vất vả, phải làm việc trong môi trường tập trung cao.
Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế, song nguồn nhân lực TP.HCM vẫn là một trong những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển sản xuất sản phẩm may mặc cho ngành CNTT. Các DN phần nào đã chú trọng đến đầu tư phát triển đội ngũ lao động lành nghề, đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp.
* Về nguyên liệu đầu vào: TP.HCM đang lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào, các vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay, các cơ sở sản xuất may mặc của TP.HCM mới sử dụng 45%-50% vải và 60%-70% phụ liệu trong nước, còn lại phải nhập khẩu nước ngoài, mặc dù trong nước đã sản xuất nhiều loại nguyên phụ liệu may mặc nhưng cơ bản các DN vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khách hàng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nguyên liệu có chất lượng cao để sản xuất những đơn hàng xuất khẩu. Cụ thể: một số DN có quy mô lớn như Tổng Công ty may Nhà Bè, sử dụng nguyên liệu trong nước để phục vụ cho sản xuất như: chỉ khâu của Cty CP Phong Phú, dây kéo của Công ty TNHH YKK Việt Nam..., còn lại vẫn phải nhập khẩu tới 50% nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
Các DN may làm hàng FOB của TP.HCM hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguyên liệu trong nước. Các sản phẩm vải sản xuất trong nước chỉ mới được khách hàng nước ngoài chấp nhận sử dụng cho may lót áo, do khâu nhuộm và hoàn tất chưa bảo đảm nên chất lượng vải chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía nước ngoài. Trong khi đó, các DN may gia công xuất khẩu phải sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu phải theo sự chỉ định của khách hàng, do đó DN không thể chủ động đặt nguồn nguyên liệu vải từ trong nước.
* Về nhân tố công nghệ:
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang may mặc bao gồm nguồn lực sẵn có, nhu cầu và sản xuất. Sự ra đời công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu, làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời, tạo áp lực đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của khoa học công nghệ có xu hướng ngắn lại. Điều này càng tạo ra áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao trang thiết bị kỹ thuật so với trước.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm giá rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, tạo ra những thị trường mới cho những sản phẩm và dịch vụ của công ty.
* Về tài chính: Trong tình hình lạm phát cao, nhiều ngành chủ trương cắt giảm đầu tư và tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài sụt giảm mạnh, vấn đề huy động vốn phát